Thủ tướng đồng ý bỏ quy định giãn cách trong trường học

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tiếp tục triển khai những biện pháp giãn cách xã hội phù hợp với trạng thái bình thường mới đối với các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp

Sáng 7/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19  trong bối cảnh cả nước cơ bản đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã đưa ra một số biện pháp nới lỏng mới, trong đó có việc bỏ quy định về tình trạng giãn cách trong trường học.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng đánh giá đất nước đã "đẩy lùi và kiểm soát được dịch COVID-19, người dân đã dần trở lại công việc bình thường trong trạng thái mới." Trong  21 ngày qua, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng và tất cả các tỉnh, thành phố quyết định để học sinh đi học trở lại.

Mặc dù vậy, Thủ tướng lưu ý rằng nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài vẫn còn lớn, tình hình dịch bệnh trên toàn cầu còn diễn biến xấu, ở nhiều nước đang virus đang lây nhiễm mạnh, số người tử vong cao. Tại một số nước ASEAN, tình hình diễn biến phức tạp. Toàn thế giới vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh COVID-19.

Do đó, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục triển khai những biện pháp giãncách xã hộiphù hợp với trạng thái bìnhthường mớiđối với các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và kinh tế-xã hội. Về những giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh có biên giới cần căn cứ tình hình thực tế để cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo tối đa công tác phòng, chống dịch bệnh khi mở lại cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn; bảo đảm quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Thủ tướng lưu ý chỉ khôi phục, cho hoạt động trở lại đối với các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hoá lớn; đặc biệt là hàng nông sản, thuỷ sản, hải sản xuất khẩu, nguyên liệu cấp thiết cho nhà sản xuất trong nước. Thủ tướng đề nghị chỉ thông thương hàng hoá, không cho người nhập cảnh; đồng thời đẩy mạnh ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông về các điểm đến an toàn với những hình thức cụ thể, thiết thực; đẩy mạnh du lịch nội địa, nhất là vào dịp Hè này. Tiếp đó là chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường quốc tế vào thời điểm thích hợp.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện chặt chẽ việc ngăn chặn nguồn bệnh từ bên ngoài đi đôi với tiếp tục tổ chức đưa công dân Việt Nam đang bị kẹt ở nước ngoài về nước bảo đảm trật tự, có mức độ, phù hợp với năng lực tiếp cận cách ly trong nước.

Nhắc lại một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, chi tiêu phòng dịch tại một số địa phương, Thủtướngyêu cầu ngăn chặn sự vi phạm và đảm bảo giám sát chi tiêu quản lý kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Thủ tướng nhấn mạnh: "Các đồng chí phải tự kiểm tra, tự khắc phục, nếu có dấu hiệu vi phạm thì không được bao che, không được để tài sản nhà nước mất mát."

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung để tổng kết công tác phòng, chống dịch, có hình thức khen thưởng kịp thời, xứng đáng và đầy đủ các cá nhân, tập thể thuộc nhiều cơ quan, tổ chức đóng góp vào thành tích chung.

Thủ tướng mong muốn tiếp tục duy trì thành tích trong ngăn ngừa, phòng chống COVID-19, không để sự cố xảy ra, nhất là ca lây nhiễm trong cộng đồng; tiếp tục đẩy mạnh khoanh vùng các ca lây nhiễm từ nước ngoài về. Cần khẩn trương khắc phục hậu quả dịch bệnh để phát triển kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương, các bộ, ngành, đặc biệt là ngành y tế, đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống COVID-19.

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng đưa ra một thông điệp mới, đó là: Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế-xã hội để trở lại cuộc sống bình thường trên tinh thần đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước; coi đây là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng, cần phải tập  trung ở mọi cấp, ban, ngành. Đi liền với đó là không được chủ quan, coi thường COVID-19.

Đáng chú ý, Thủ tướng cũng nêu ra một số biện pháp về phòng chống dịch như tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập, nếu có người ở nước ngoài về thì đều phải cách ly tập trung 14 ngày (trừ trường hợp các chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư được áp dụng phương thức cách ly tại chỗ phù hợp); tuyệt đối không được để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính tại cộng đồng. Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo, thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính và các trường hợp tiếp xúc gần với ca dương tính để kịp thời khoanh vùng, cách ly, dập dịch.

Toàn ngành y tế và ủy ban nhân dân các địa phương phải thường trực để xử lý kịp thời 100% khi có vấn đề xảy ra, không được để dịch quay lại. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế cũng như chính quyền các địa phương trong cả nước, nhất là những khu vực trung tâm, đô thị.

Tiếp tục thực hiện việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và trên phương tiện hành khách công cộng, nơi tập trung đông người; rửa tay sát khuẩn, đảm bảo vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc đông người.

Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của ngành giáo dục và đào tạo về việc không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học. Thay vào đó, cần tiếp tục giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh các cửa sổ, cửa sổ chính thông thoáng. Nhà trường tăng cường các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt lớp học, nhà vệ sinh... Các trường không bắt buộc phải thực hiện giãn cách lớp học, song vẫn hạn chế tiếp xúc giữa các lớp học với nhau...

Thủ tướng lưu ý và yêu cầu ngành giáo dục và các địa phương phải có kế hoạch tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đạt kết quả trung thực, khách quan.

Thủ tướng cho phép mở lại các dịch vụ, kinh doanh dịch vụ mà trước đây chưa được hoạt động, trừ vũ trường, karaoke, các lĩnh vực này sẽ được xem xét sau. Các dịch vụ kinh doanh thiết yếu được mở cửa trở lại, kể cả các cửa hàng ăn uống với điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Thủ tướng cũng đồng ý kiến nghị dỡ bỏ giới hạn về số chỗ ngồi trên các phương tiện giao thông công cộng, máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thuỷ...; cho phép hoạt động trở lại các sự kiện thể dục-thể thao, sự kiện tập trung đông người và các giải bóng đá...

Các bệnh viện trở lại hoạt động bình thường, tiếp tục chữa trị bệnh phục vụ nhân dân song song với công tác kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm COVID- 19. Ngành y tế cần tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh, kỹ thuật, sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng chống dịch.

Cần tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị để xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở trong việc thực hiện theo dõi, giám sát sức khoẻ cho người dân tại cộng đồng, hướng dẫn xử lý các trường hợp nghi ngờ nhiễm các loại dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở thu dung điều trị khi cần thiết.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ giao, trong đó có những việc rất quan trọng như tập trung tháo gỡ khó khăn để sản xuất kinh doanh, phát triển.

Các gói hỗ trợ tài khoá tiền tệ phải có hiệu lực trước thời điểm diễn ra Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp vào ngày 9/5 tới. Đặc biệt, cần triển khai nhanh gói an sinh xã hội theo Nghị quyết 42/CP đến với những người mất việc làm bị ảnh hưởng trực tiếp của COVID-19. Thủ tướng hoan nghênh thành phố Hà Nội chuẩn bị tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư lớn để thu hút phát triển trong thời điểm khó khăn như hiện nay.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, kể từ ngày 16/4 đến nay Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới tại cộng đồng. Trong vòng một tuần qua, chỉ ghi nhận một trường họp mắc mới là chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc, được cách ly ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Ngày 6/5, Việt Nam đã giải tỏa cách ly ổ dịch thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và xã Phố Là (Đồng Văn, Hà Giang) sau 28 ngày thực hiện cách ly y tế, không phát hiện trường hợp mắc mới. Như vậy, về cơ bản tình hình dịch tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt, nguy cơ xuất hiện các trường hợp dương tính tiềm ẩn trong cộng đồng là rất thấp.

Ban Chỉ đạo quốc gia kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm soát người nhập cảnh và thực hiện cách ly 14 ngày một cách phù hợp, xét nghiệm đối với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo Vietnamplus
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?