Tàu thám hiểm Mặt Trăng Orion của NASA bắt đầu trở về Trái Đất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại điểm tiếp cận gần nhất, tàu vũ trụ không người lái của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bay cách bề mặt Mặt Trăng chưa tới 130km, liên lạc bị gián đoạn trong khoảng 30 phút.
Tàu vũ trụ Orion bay gần Mặt Trăng và sử dụng lực hấp dẫn để chuyển hướng. (Nguồn: NASA)
Tàu vũ trụ Orion bay gần Mặt Trăng và sử dụng lực hấp dẫn để chuyển hướng. (Nguồn: NASA)

Theo thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), tàu vũ trụ Orion ngày 5/12 đã bay gần Mặt Trăng và sử dụng lực hấp dẫn để chuyển hướng, đánh dấu sự khởi đầu hành trình trở về Trái Đất của sứ mệnh Artemis 1.

Tại điểm tiếp cận gần nhất, tàu vũ trụ không người lái của NASA bay cách bề mặt Mặt Trăng chưa tới 130km. Liên lạc giữa tàu này và cơ quan kiểm soát tại Trái Đất bị gián đoạn trong khoảng 30 phút, khi Orion bay ở mặt tối của thiên thể này - một khu vực có nhiều miệng núi lửa hơn so với phần còn lại và được quan sát thấy lần đầu tiên trong sứ mệnh Apollo, mặc dù ở thời điểm đó các phi hành đoàn không hạ cánh tại đây.

Sau đó, Module Dịch vụ châu Âu - bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho Orion - đã khởi động thành công động cơ chính trong hơn 3 phút để đưa tàu Orion về Trái Đất.

Bà Debbie Korth - Phó Giám đốc Chương trình Orion - cho biết: “Chúng tôi rất hài lòng về hoạt động của tàu vũ trụ này." Giờ đây, tàu Orion sẽ điều chỉnh chút ít về hướng đi, cho đến khi hạ cánh xuống Thái Bình Dương ở ngoài khơi San Diego, dự kiến vào lúc 9h40 ngày 11/12 (theo giờ địa phương). Sau đó, tàu Orion sẽ được đưa lên một tàu của Hải quân Mỹ đã chờ sẵn.

Chuyến bay này là cuộc diễn tập quan trọng cuối cùng trong sứ mệnh Artemis 1. Cuộc diễn tập tới quỹ đạo Mặt Trăng này được triển khai vào ngày 16/11 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ) với hành trình kéo dài gần 26 ngày.

Cách đây một tuần, Orion đã phá kỷ lục bay xa nhất từ Trái Đất so với bất kỳ tàu vũ trụ nào từng được con người phóng lên Mặt Trăng. Tàu Orion đã bay xa hơn 64.374km phía sau phần tối của Mặt Trăng, cách bề mặt Trái Đất 434.523km.

Theo ông Mike Sarafin - người chịu trách nhiệm về sứ mệnh Artemis, sau khi quay trở lại Trái Đất, Orion sẽ đi được quãng đường hơn 2,2 triệu km.

Việc quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất sẽ là một bài kiểm tra khắc nghiệt đối với tấm chắn nhiệt của tàu Orion. Tấm chắn này sẽ phải chịu được nhiệt độ khoảng 2.800 độ C, tương đương 50% mức nhiệt bề mặt của Mặt Trời.

Với chương trình Artemis, Mỹ đang tìm cách thiết lập sự hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng nhằm chuẩn bị cho hành trình tiếp theo tới Sao Hỏa. Theo kế hoạch, nếu sứ mệnh Artemis 1 diễn ra suôn sẻ, Artemis 2 sẽ đưa phi hành gia bay vòng quanh Mặt Trăng vào năm 2024 và Artemis 3 sẽ đưa phi hành đoàn hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng sau đó một năm.

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.