Tết nay có vui hơn tết xưa?

Nhiều người ngày xưa thấy Tết vui bây giờ đều đã bước vào tuổi lo toan nên sẽ không thấy Tết nay vui như Tết xưa.
Tết nay có vui hơn tết xưa?

Nhiều người bảo, tết bây giờ không vui bằng Tết ngày xưa. Tôi cũng đã có lúc nghĩ như vậy nhưng nay đã thay đổi. Vì những người ngày xưa vui Tết bây giờ đều đã bước vào tuổi lo toan nên rõ ràng là không thấy Tết bây giờ vui như ngày xưa nữa.

Hãy nhìn vào mắt đám trẻ con thì mới thấy chúng háo hức đón Tết như thế nào! Cuộc sống bận rộn nên nhiều người là lao động chính trong gia đình muốn giản tiện đi nhiều thứ, thậm chí muốn bỏ tết cổ truyền để “chập” vào với tết Tây. Nhưng mọi người đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà tước mất sự háo hức của con trẻ, người già. Sắm một cái Tết tươm tất trước hết cho chính gia đình mình. Quanh năm vất vả kiếm sống, làm việc, con cái học hành, chỉ có dịp Tết mới có thể dành thời gian cho cha mẹ, con cái một cách đủ đầy, trọn vẹn nhất.

Cậu con trai bé của tôi 2 năm trước còn không biết lấy tiền lì xì để làm gì thì năm nay, con mong đến giao thừa để mừng tuổi cho ông bà và mọi người trong gia đình. Theo những gì con tiết lộ thì quà Tết của con không phải là tiền mà là một điều rất bí mật, chỉ khi nào mở ra cả nhà mới biết. 

Tôi nhiều khi sợ Tết nhưng lại mong đến Tết. Vì có rất nhiều điều thú vị, ấm cúng mà chỉ Tết mới có. Chỉ có Tết người ta mới dễ bỏ qua cho nhau nhiều thứ. Chỉ có Tết mới có đủ sức lôi kéo một người con đi xa vạn dặm trở về chỉ để ăn một bữa cơm đầy đủ các thành viên trong gia đình. 

https://ads.giaminhmedia.vn/www/delivery/lg.php?bannerid=61&campaignid=6&zoneid=77&loc=https%3A%2F%2Fvov.vn%2Fblog%2Ftet-nay-co-vui-hon-tet-xua-873034.vov&referer=https%3A%2F%2Fvov.vn%2Fdoi-song%2F&cb=36005b98eb

Tôi đã dưng dưng khi đọc những dòng chia sẻ của nhiều người bạn về cha mẹ họ nơi chín suối. Đó là những kỷ niệm rất đỗi giản dị, thân thương. Một năm hai lần, ngày giỗ và ngày Tết, những người còn sống nhớ về người đã khuất nhiều nhất. Tết với những người còn cha mẹ thì đó là niềm hạnh phúc tràn đầy. Với những người không có hạnh phúc ấy thì là dịp để chiêm nghiệm, tri ân, dành một khoảng lặng để nhớ về những gì đã qua, nhớ lại những gì cha mẹ đã làm cho con cái trong ngày Tết để làm lại như vậy cho những đứa con thân yêu của mình.

Nhiều người bày tỏ  sự nuối tiếc tết xưa, nhưng rất nhiều nét đẹp của tết cổ truyền vẫn còn được giữ lại. Ngày xưa, để chuẩn bị cỗ Tết, kiểu gì các gia đình cũng phải gói bánh chưng, giã giò, ép giò mỡ, làm bánh kẹo… Nhưng nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển không bắt chúng ta dành quá nhiều thời gian cho những việc đó. Nhưng có những nét đẹp văn hoá mà bao đời nay người dân Việt Nam vẫn lưu giữ như chỉ nói những lời tốt đẹp trong ngày đầu năm mới; Dù cuộc sống có bận rộn, vất vả đến cỡ nào thì bữa cơm tất niên sum họp gia đình vẫn được nhiều gia đình gìn giữ thực hiện; hay truyền thống "mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy"...

Những gì hủ tục cũng dần được loại bỏ. Ví dụ như tục không quét nhà trong 3 ngày Tết thì nay nhiều người không còn theo, hay như việc đốt pháo tưởng như khó có thể bỏ được mà chúng ta đã từ bỏ hàng chục năm nay. Cuộc sống hiện đại, văn minh, nhận thức của con người cũng đổi khác nên chuyện có thể không còn lưu giữ được điều gì đó trong Tết truyền thống là điều dễ hiểu và chấp nhận được. Điều quan trọng là mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên những bữa cơm thân mật, những cuộc đoàn viên, gặp gỡ… mỗi người lại có thêm động lực làm việc, học tập thật tốt để chuẩn bị cho Tết năm sau.

Theo VOV
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.