Tết Nguyên đán đặc sắc tại Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán của người Trung Quốc còn được gọi là Tết Âm lịch, Xuân tiết, Niên tiết, Quá niên. Đây là dịp lễ hội dân gian cổ xưa đặc sắc, đồng thời cũng là một trong những lễ hội truyền thống sôi động nhất ở Trung Quốc hàng năm.
Tết Nguyên đán đặc sắc tại Trung Quốc

Xuân tiết, theo nghĩa hẹp, là ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, ngày đầu tiên của năm mới. Còn theo nghĩa rộng, Xuân tiết là từ tiết Lạp Bát hoặc Tiểu niên đến ngày 19 tháng giêng âm lịch của năm sau, đều tính là Xuân tiết. Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc có rất nhiều phong tục dân gian đặc sắc đón Tết. Sau đây là 10 phong tục dân gian đặc sắc nhất của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán.

Quét bụi ngày Tết

Theo sách ghi chép “Lỗ Thị Xuân Thu”, ngay từ thời Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã có tập tục quét bụi (chen) trong Xuân tiết. Vì “bụi” (“尘”) và “trần” (“陈”) ” trong tiếng Trung Quốc tuy khác chữ viết nhưng đồng âm “chen”, nên việc quét bụi trong ngày Tết đã mang một ý nghĩa mới, tức là “tẩy trần (cũ) đón mới”, với mong muốn quét sạch mọi điều xui xẻo ra khỏi cửa nhà.

Dán câu đối, chữ Phúc, thần cửa

Vào buổi chiều trước Xuân tiết, trẻ em sẽ bước lên ghế, lấy hồ và chổi nhỏ để phết hồ, dán câu đối lên cửa, sau đó để người lớn bên dưới xem đã dán đúng chưa. Câu đối thường được dán ở hai bên trái và phải của cửa ra vào. Một số nhà dán chữ Phúc trên cửa nhà, tường nhà, thanh ngang để gửi gắm niềm mong mỏi về một cuộc sống hạnh phúc của con người. Một số người sẽ dán hình các vị thần trên các cánh cửa, cầu nguyện cho một năm bình an vô sự và tăng thêm phần không khí lễ hội vui vẻ.

Tế thần, tế tổ

Tế thần trong Tết Nguyên đán là một phong tục phổ biến khắp Trung Quốc. Phong tục cúng tế thần linh ở các nước có nhiều điểm giống và khác nhau, nhưng mục đích về cơ bản giống nhau, đều là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đại cát đại lợi trong năm mới.

Tế tổ thường diễn ra sau khi tế thần linh, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, theo tập tục thông thường, trước khi ăn cơm trưa hàng ngày, mỗi nhà cử một người đại diện mang đồ ăn, lễ vật đến từ đường để cúng lễ và tỏ lòng thành kính với tiên tổ. Cứ thế đến tận rằm tháng giêng, từ đường mới đóng cửa.

Tết Nguyên đán đặc sắc tại Trung Quốc ảnh 1

Ăn sủi cảo, bánh trôi, bánh Tết

Ở hầu hết các vùng phía Bắc Trung Quốc, trong Xuân tiết, có phong tục ăn sủi cảo vào buổi sáng. Người ta thường cho một đồng tiền xu vào sủi cảo. Nếu ai được ăn sủi cảo có đồng tiền xu thì mọi người sẽ nói rằng đây là người hạnh phúc nhất nhà năm đó.

Ở thành phố Hoài An thuộc tỉnh Giang Tô, có phong tục ăn bánh trôi vào buổi sáng. Còn ở thành phố Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam, cả sủi cảo và bánh trôi đều được ăn trong Xuân tiết. Ngoài ra, người Trung Quốc còn có tập quán ăn bánh Tết trong dịp Tết âm lịch và hương vị của bánh Tết mỗi nơi mỗi khác.

Đón Giao thừa và lì xì

Đón Giao thừa (Trừ tịch) cũng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Tết âm lịch. Mọi người thức cả ngày, cùng nhau chờ đợi thời khắc bước sang ngày mới để chào đón năm mới.

Lì xì năm mới là một tập tục yêu thích của trẻ em và thế hệ trẻ. Sau bữa ăn đêm Giao thừa qua năm mới, những người lớn tuổi sẽ lần lượt tặng những đồng tiền mừng tuổi cho thế hệ trẻ và dùng chỉ đỏ tết những đồng tiền xu bằng đồng thành dây và quàng lên ngực trẻ em, nói rằng chúng có thể trấn áp tà ma và xua đuổi ma quỷ. Tục lệ này đã phổ biến từ thời nhà Hán. Tuy nhiên, hiện nay không còn tiền đồng như thời xưa nữa, nên người Trung Quốc thường lì xì bằng tiền mặt đựng trong bao lì xì màu đỏ.

Đốt pháo

Khi xuân đến, việc đầu tiên mà mỗi gia đình làm khi mở cửa là đốt pháo, chia tay cái cũ và nghênh đón cái mới bằng tiếng pháo nổ giòn giã, để thể hiện sự tốt lành. Tất nhiên, đốt pháo đã bị cấm ở nhiều nơi tại Trung Quốc vì vấn đề an toàn.

Chúc Tết

Chúc Tết là một trong những phong tục quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán. Vào sáng mùng Một Tết, người lớn và trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới, đội mũ mới, đi thăm họ hàng, bạn bè, chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng, đại cát đại lợi. Việc chúc Tết thường bắt đầu từ trong nhà mình, sau khi người ít tuổi hơn bày tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi hơn.Khi ra ngoài gặp nhau, mọi người sẽ chào hỏi và chúc Tết nhau với nụ cười trên môi.

Tết Nguyên đán đặc sắc tại Trung Quốc ảnh 2

Chơi hội làng, hội chùa

Trong Tết Nguyên đán, thường có các hội làng, hội chùa ở các vùng nông thôn. Các hội làng, hội chùa ban đầu chỉ là một hoạt động tế lễ long trọng, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người dân, các hội làng, hội chùa dần dần tăng thêm nhiều hoạt động mua bán và một số hoạt động vui chơi giải trí đầy màu sắc, trong khi vẫn duy trì những hoạt động tế lễ.

Múa rồng, múa lân

Rồng là một con vật tốt lành trong truyền thuyết. Tương truyền rằng rồng có thể hô mưa gọi gió trên trời và cũng có thể cầu phúc hoặc giáng họa nơi trần gian. Ngay từ thời nhà Hán đã có hoạt động múa rồng cầu mưa. Ngoài múa rồng còn có múa lân, ở miền Bắc Trung Quốc còn gọi là múa sư tử. Đây cũng là một phong tục tương đối phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với nhịp sống hiện đại, những hoạt động này ngày nay thưa thớt hơn trước.

Đi cà kheo

Đi cà kheo cũng là một hoạt động giải trí trong dịp Tết Nguyên đán. Người biểu diễn cà kheo buộc những thanh gỗ cao hai, ba thước vào chân và biểu diễn những động tác khó, hài hước. Tuy nhiên, hoạt động giải trí này cũng ngày một ít dần trong cuộc sống hiện đại.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.