Nhiều khách hàng trẻ gọi đặt vé trực tiếp
Giá vétrên các tuyến đường ra Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên,… những ngày cận Tết Tân Sửu sẽ dần khan hiếm hơn tại các nhà xe vì thời điểm này khách hàng sẽ tìm đến nhà xe của doanh nghiệp nhiều hơn vì có thể đặt vé trên mạng xã hội. Tuy nhiên tại các bến xe các quầy xe ủy thác lại giảm đi nhiều vì nếu đặt được vé xe phải đến trực tiếp quầy mới tìm mua được.
Khi được hỏi về giá vé xe ngày Tết có khan hiếm và giá cả có tăng hơn ngày thường không? Cũng theo bạn Lê Ngọc Châu, quê Lâm Đồng sinh viên năm 3 trường Đại học Bách Khoa, bạn cũng chưa đặt vé về nhà nhưng hiện tại đã tham khảo vé xe, thì biết được giá vé tại bến xe miền Đông tuyến từ TP.HCM về Lâm Đồng giá tăng lên 30 nghìn đồng so với giá ngày thường. Thường mình sẽ gọi điện cho nhà xe để đặt vé. Còn đối với bạn Danh Ngọc Phượng 22 tuổi, quê An Giang đang là nhân viên văn phòng mình chưa đặt vé xe về nhưng theo mình thường đi chuyến xe quen từ trước đến nay những dịp Tết sẽ tăng 30 nghìn đồng như mọi năm.
Bên cạnh đó bạn Út Sinh, sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quê Gia lai cho biết: “Mình đặt vé xe về rồi, thường thì mình sẽ gọi điện hỏi xem còn vé không? Sau đó nếu còn mình ra bến xe miền Đông để lấy.”
Vé xe Tết năm nào cũng tăng, đợt hơi xa ngày Tết thì tăng 40%, còn gần Tết độ 25 đến mùng 5 thì tăng 60%. Năm nào mua vé cũng hơi khó khăn, Sinh gọi toàn hết vé, thường thì nhà xe sẽ thông báo ngày bán vé Tết trên mạng xã hội, rồi ra đó xếp hàng mua cả ngày mới có được cái vé. Năm nay thì nhờ anh phụ xe mua giúp, mua mãi không được nên mình có ngõ ý hỏi anh, anh liên hệ mãi mới có trường hợp họ trả vé thì mình mới mua được.
Phần lớn các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng sẽ đặt vé nhanh hơn và lựa chọn được chuyến xe ưng ý như xe giường nằm vì các nhà xe hiện tại đã có bán vé trên các trang mạng xã hội, hoặc gọi đặt vé trước.
Giá vé tăng từ 40% đến 60%
Theo đại diện bến xe miền Tây, đặc điểm tại bến hoạt động tuyến đường ngắn, lượng hành khách tập trung đi lại vào các ngày cuối năm, cao điểm bắt đầu từ ngày 27 tháng Chạp. Do đó, trong đợt cao điểm Tết Tân Sửu, bến xe tổ chức bán vé phục vụ hành khách 24/24 giờ và tổ chức bán vé trước từ ngày 10 đến 25 tháng Chạp cho hành khách đi lẻ và tập thể tại phòng bán vé của bến xe.
Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, giá vé xe đò sẽ tăng từ 40% đến 60%. |
Về mức tăng giá và thời điểm tăng giá vé bù chiều xe chạy rỗng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, qua thống kê các năm trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị vận tải kê khai tăng giá vé không quá 40% so với mức giá vé ngày thường, thời gian tăng giá trong 6 ngày (gồm 4 ngày trước Tết và 2 ngày sau Tết).
Trong khi đó, đại diện bến xe miền Đông cho hay, dự báo lượng hành khách sẽ bắt đầu tăng vào ngày 24, 25, 26, 27, 28 và 29 tháng Chạp. Về dự kiến mức phụ thu giá cước và thời điểm áp dụng, đối với các tuyến từ Quảng Ngãi trở ra đến tỉnh Thừa Thiên Huế, từ ngày 16 đến 19 tháng Chạp, giá vé tăng không quá 40%; từ ngày 20 tháng Chạp đến hết mùng 3 Tết, giá vé tăng không quá 60%.
Đối với các tuyến thuộc tỉnh Phú Yên, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, từ ngày 17 đến 19 tháng Chạp, giá vé tăng không quá 40%, từ ngày 20 tháng Chạp đến mùng 3 Tết, giá vé tăng không quá 60%.
Đối với các tuyến thuộc tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, từ ngày 20 tháng Chạp đến 23 tháng Chạp, giá vé tăng không quá 40%, từ ngày 24 tháng Chạp đến mùng 4 Tết, giá vé tăng không quá 60%.
Đối với các tuyến thuộc tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp và từ mùng 1 đến mùng 4 Tết, giá vé tăng không quá 40%; từ ngày 24 đến 30 tháng Chạp, giá vé tăng không quá 60%.
Đối với các tuyến thuộc tỉnh Bình Thuận, từ ngày 24 tháng Chạp đến hết ngày mùng 4 Tết, giá vé tăng không quá 60%.
Đối với các tuyến thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 6 Tết, giá vé tăng không quá 40%.
Đối với khu vực Miền Tây, các tuyến từ Bến xe miền Đông đi các tỉnh miền Tây điều chỉnh giá cước không quá 40% từ ngày 27 tháng Chạp đến mùng 2 Tết.