'Thân sâu hồn bướm' – Kỳ 3: Xế chiều đơn độc

(Ngày Nay) - Đã là người chuyển giới nữ, tuổi già đơn độc như một kết cục không thể tránh thoát. Rất ít người may mắn có được bạn đồng hành đến tận cuối đời. Nên lời hứa thiêng liêng nhất của hội chị em trong giới, là: “Khi chết sẽ để tang cho nhau…”
Yến Ngân - một người chuyển giới nữ dành hơn nửa đời mình để hát trên sân khấu lô tô
Yến Ngân - một người chuyển giới nữ dành hơn nửa đời mình để hát trên sân khấu lô tô

Giữ được người yêu là điều xa xỉ

Hương Nga, giọng ca rất đỗi ngọt ngào của đoàn lô tô Hương Nam, khi kể về cuộc đời mình đã ngậm ngùi đúc kết: “Duyên tình của tụi chị là đến thế thôi. Số phận đã vậy rồi”. Thời còn trẻ, còn đỉnh cao nhan sắc, Hương Nga cũng có một người đàn ông, thề hẹn cùng mình vượt qua tất cả. Hương Nga hát trên sân khấu hội chợ, anh ở dưới bán vé lô tô. Hương Nga rong ruổi theo đoàn, rày đây mai đó, anh cũng bỏ nhà, cãi lại gia đình để được chăm sóc người yêu. “Ảnh ở với chị mười năm ròng rã nhưng rồi cũng có được gì đâu. Cũng phải rời xa chị để mà lấy vợ. Giới của tụi chị vốn dĩ không thể sinh con…”, bỏ lửng câu nói, Hương Nga cười rất buồn.

Mới hôm qua còn ở cạnh nhau, hôm nay người tình đã mất dạng. Bi kịch ở chỗ, những người chuyển giới nữ thường không có quyền níu kéo. Và “không thể sinh con” là lý do lớn nhất khiến họ buông bỏ. Trải qua nhiều mối tình, hiện tại Hương Nga đã không còn trông mong vào tình yêu. Chị độc thân 6 năm nay và có nhận làm mẹ nuôi của một bé gái. Hương Nga chia sẻ: “Giới tụi chị cũng có người yêu chứ, nhưng giữ được họ là điều rất xa xỉ. Người ở bên cạnh đó chứ chưa chắc người ta yêu mình thật. Chị đã qua cái tuổi phải phập phồng thấp thỏm không biết khi nào thì họ bỏ mình đi”.

'Thân sâu hồn bướm' – Kỳ 3: Xế chiều đơn độc ảnh 1

Trải qua nhiều cay đắng, ca sĩ Hương Nga giờ đây đã không còn cố chấp với tình yêu

Kim Oanh, ngụ quận 4, nổi tiếng với câu chuyện ba lần tự tử vì người yêu đi lấy vợ. Nhớ lại khoảng thời gian khủng hoảng, Kim Oanh nói: “Người trong giới của em gặp được người vừa hợp ý vừa yêu mình rất khó. Nên khi mất đi người đó, giống như đất trời sụp đổ. Có sống tiếp cũng không có ý nghĩa gì nữa. Đã vậy, ảnh còn từng đưa em về giới thiệu với gia đình, khiến em nuôi hy vọng. Em không phải muốn chết để níu kéo hay làm người ta ân hận. Mà lúc đó quẫn trí, em chỉ nghĩ được vậy thôi”. Hy vọng đã hiếm hoi thì khi nó mất đi lại tuyệt vọng gấp ngàn lần. Ngay khi nghe tin người yêu chính thức đi lấy vợ, Kim Oanh đã dùng dao rạch tay mình, được cấp cứu kịp thời, Kim Oanh qua cơn nguy kịch. Khỏe lại một chút lại đi nhảy sông, uống thuốc, nhưng “mạng lớn”, Kim Oanh vẫn sống.

Mụ mị, mơ hồ suốt 1 năm, Kim Oanh mới có thể bình thường trở lại. Giờ nhắc về dĩ vãng, Kim Oanh cay đắng: “Người ta chia tay em, đâu phải vì hết yêu mà đơn giản là, một người đàn ông phải lấy người phụ nữ thực thụ. Còn em, em là … “pê đê”. Kim Oanh quay đi như muốn che giấu hết chua xót đang chực trào nơi khóe mắt. Biết làm sao khi số trời đã định, đành đổ tại phước phần.

Sẽ để tang cho nhau

Hương Nga kể, người trong giới thường tuổi thọ không được cao, do ảnh hưởng từ cuộc đại phẫu chuyển giới. Chưa kể những ai có khuôn mặt quá nam tính còn phải thực hiện hàng loạt các tiểu phẫu khác. Tiêm uống các loại hormone để gia tăng nội tiết tố nữ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe khi tuổi đã xế chiều. Có những người chuyển giới do không chịu được sự cô độc, phải gánh quá nhiều bệnh tật khi về già, không người coi sóc đã tìm đến cách giải quyết tiêu cực nhất, là tự vẫn.

Cũng có những người cả đời chỉ biết kiếm tiền để cung phụng người tình. Đến lúc già yếu, không tiền, không con cái, chỉ còn có thể lay lắt sống qua những ngày xế chiều. Như bà Y.P., năm nay đã gần 60 tuổi, bị tai biến và đang sống nhờ vào khoản trợ cấp dành cho người khuyết tật.

Hỏi Hương Nga có biết người chuyển giới nào neo đơn, cực khổ không. Hương Nga liền trả lời: “Nhiều lắm chứ, trong giới tụi chị đa phần là khó khăn. Như có Ái Phương, ngày xưa cũng đẹp, giờ bị tai biến phải nằm một chỗ, sống nhờ vào hội chị em thôi”. Nên ước mơ của Hương Nga, là có một tổ chức nào đó đứng ra thành lập “nhà mở” dành cho người chuyển giới. “Nơi đây có thể giúp đỡ các chị em lang thang, không công ăn việc làm. Giúp người chuyển giới khi về nhà có chỗ nương thân. Chứ không con cái, không ai bên cạnh, người như tụi chị khi về già, buồn lắm”.

'Thân sâu hồn bướm' – Kỳ 3: Xế chiều đơn độc ảnh 2

Hương Nga mong ước có "nhà mở" cho người chuyển giới nữ, để giúp đỡ những người cùng giới có hoàn cảnh khó khăn 

“Buồn…”, cũng là câu mà người đẹp Trương Hạ Vy nói về số phận người chuyển giới. Thực tế, rất nhiều người “thân sâu hồn bướm”, không có tiền đi chuyển giới, tự tiêm chích silicon, hormone không rõ nguồn gốc dẫn đến tử vong. Đau đớn ở chỗ, họ thường mất trong cô độc, không một ai biết đến. “Với người chuyển giới như Vy, vui ít lắm mà buồn thì rất nhiều. Tình yêu không bền, đến vậy thôi chứ biết trước là không giữ được. Sống chết với người chuyển giới cũng nhẹ nhàng lắm. Vì khi ký vào tờ giấy tự nguyện phẫu thuật là giống như mình đồng ý với người ta “chết ráng chịu” vậy đó”, Hạ Vy nói chuyện sống chết nhẹ tênh, như đã nhìn thấu hết bạc bẽo, long đong của kiếp người “thân sâu hồn bướm”.

'Thân sâu hồn bướm' – Kỳ 3: Xế chiều đơn độc ảnh 3

Chị em cùng giới là chỗ dựa tinh thần lớn nhất với người chuyển giới, khi họ phải sống xa gia đình, bị kì thị, và khó lòng giữ được tình yêu

Người chuyển giới thường sống xa gia đình, không có quá nhiều tiền tích lũy, khó có bạn đời, lại không thể có con. Nên phần phước của họ dừng lại ở mấy chữ “xế chiều cô độc”. Và đôi khi nghĩ đến cảnh mình mất đi không ai biết, không ai khóc, chính bản thân họ cũng chạnh lòng. Do vậy, từ rất lâu chị em trong giới có một lời hứa rất thiêng liêng, là: “Khi chết sẽ để tang cho nhau”. Hạ Vy cười nói: “Nhận con nuôi, chị em nuôi gì đó không cần nói nhiều chỉ cần lời hứa ai chết sẽ đến để tang là được”. Nên có những đám tang người chuyển giới, không thân thích, không bà con, chỉ người trong giới tiễn đưa và quấn khăn tang vì người đã khuất.

Nhưng biết làm sao, cũng là một kiếp người, khổ đau vui sướng cũng là một quãng nhân sinh. Chỉ mong sắp tới đây, quyền lợi, quyền nhân thân của người chuyển giới được minh bạch. Để ít nhất họ được công nhận trên mặt giấy tờ, được chăm sóc y tế đúng cách, được dần dần bình đẳng hơn. Bởi sinh ra không thể bình thường, không phải là lỗi của bất kì ai, chỉ trách con tạo trớ trêu…

Tên một số nhân vật đã được thay đổi

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?