Thâu tóm Vinaconex: Thương vụ ngàn tỷ, toan tính của đại gia bí ẩn

Thương vụ thoái vốn Vinaconex diễn ra bất ngờ với sự xuất hiện của các đại gia kín tiếng, xuống tay hào phóng hàng ngàn tỷ đồng. Hàng loạt câu hỏi xuất hiện xung quanh vụ mua bán.
An Quý Hưng làm nhiều công trình cho các DN FDI.
An Quý Hưng làm nhiều công trình cho các DN FDI.

Đại gia bí ẩn, ra tay bất ngờ

Sau nhiều bất ngờ, phiên đấu giá cổ phiếu Vinaconex (VCG) do SCIC thoái vốn diễn ra hôm 22/11 tiếp tục mang đến sự ngỡ ngàng cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư bí ẩn Nguyễn Xuân Đông, chủ Công ty TNHH An Quý Hưng, trở thành người thắng cuộc, trúng thầu mua trọn lô 254,9 triệu cổ phiếu VCG từ SCIC để trở thành cổ đông chi phối (chiếm 57,7%).

Điều bất ngờ ở chỗ: An Quý Hưng đã mua với giá rất cao: 28.900 đồng/cp, cao hơn nhiều giá khởi điểm 21.300 đồng/cp, vượt xa giá đang giao dịch trên sàn chứng khoán là 18.500 đồng/cp.

Theo đó, tổng số tiền An Quý Hưng mua là hơn 7.360 tỷ đồng, cao hơn giá trị khởi điểm gần 2.000 tỷ đồng, cao hơn giá thị trường 2.600 tỷ đồng.

Thâu tóm Vinaconex: Thương vụ ngàn tỷ, toan tính của đại gia bí ẩn ảnh 1

Ông Nguyễn Xuân Đông, chủ An Quý Hưng.

Kết quả này vượt mọi dự báo trên thị trường. Một số tiền quá 'khủng' gây chấn động toàn thị trường chứng khoán, từ một công ty có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị đấu giá và đang được xem là có nhiều vấn đề.

Sự bất ngờ ở chỗ, An Quý Hưng là một cái tên khiêm tốn trên thị trường, có vốn điều lệ 360 tỷ đồng hồi đầu tháng 11/2018 và tăng lên mức 500 tỷ đồng hồi giữa tháng khi các doanh nghiệp đặt cọc và nộp đơn đăng ký đấu giá cổ phiếu VCG.

Với quy mô như vậy, An Quý Hưng nhỏ bé hơn nhiều Vinaconex và chỉ ngang tầm các thành viên của Vinaconex, một tổng công ty mẹ gồm 23 thành viên với tổng doanh thu chục ngàn tỷ đồng.

Trước đó, An Quý Hưng ít nhiều có duyên nợ với Vinaconex. Doanh nghiệp này từng mua cổ phần Vimeco, một công ty con của Vinaconex vào năm 2013 (Vinaconex nắm hơn 51%) nhưng sự hợp tác này không dài lâu. Ông Nguyễn Xuân Dông từng là thành viên HĐQT Vimeco nhưng sau đó đã rút lui vào năm 2016. Trong thời gian ông Đông đầu tư công ty này không có gì khởi sắc.

Điều đáng nói là Vinaconex có tình hình kinh doanh không mấy ấn tượng trong nhiều năm qua, lợi nhuận khiêm tốn, hoạt động cốt lõi không hề gia tăng trong các năm gần đây, thậm chí có xu hướng giảm.

Thâu tóm Vinaconex: Thương vụ ngàn tỷ, toan tính của đại gia bí ẩn ảnh 2

Giới thiệu về An Quý Hưng

Theo nhiều cách định giá khác nhau, các nhà phân tích đầu tư cho rằng giá trị thực của cổ phiếu VCG chỉ xoay quanh mức 18.000 đồng/cp. Đây cũng là mức mà VCG đưa ra trong đợt roadshow năm 2017.

Sự bất thường còn ở chỗ: trong phiên đấu giá cùng ngày (22/11), cũng là thoái vốn Vinaconex nhưng là phần vốn do Viettel sở hữu, giá trúng thầu rất thấp, đạt 21.302 đồng/cp, cao hơn chút ít so với khởi điểm 21.300 đồng.

Kế hoạch nào của đại gia bí ẩn?

Khi một doanh nghiệp không mấy nổi tiếng, khá nhỏ bé trả giá cao vút để mua bằng được Vinaconex vẫn gây ra sự tò mò và lo lắng.

Câu hỏi đặt ra là, An Quý Hưng trả giá cao bất thường như thế thì nguồn tiền sẽ đến từ đâu và hiệu quả đầu tư sẽ như thế nào?

Nếu chỉ xét thuần túy về mặt quy mô theo đăng ký, với tình hình tài chính của An Quý Hưng như vậy, thương vụ M&A An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex như 'con trăn nuốt con bò'.

Nếu chỉ tính đầu tư chỉ để ăn cổ tức, với mức 8% như 2017 hay thậm chí 10% cho các năm sau đó (một việc không hề dễ đối với một DN làm ăn kém hiệu quả như VCG mấy năm vừa qua) thì NĐT sẽ mất vài chục năm mới có thể thu hồi vốn, thấp hơn rất nhiều so với gửi ngân hàng.

Đó là tính toán dựa trên cơ sở vốn NĐT tự có. Giả sử một doanh nghiệp nhỏ bé như An Quý Hưng, nếu đi vay hàng ngàn tỷ đồng để phục vụ cho thương vụ này thì tiền lãi cổ tức không đủ trả lãi ngân hàng.

Nếu mục đích mua để thâu tóm doanh nghiệp đầu ngành thì có lẽ cũng không phải. Vinaconex trước đây nổi tiếng trong lĩnh vực xây dựng, nhưng nhiều năm qua đã thất thế và tụt xa so với rất nhiều đối thủ. Doanh thu của VCG chỉ bằng 15-20% so với các doanh nghiệp như Coteccons hay Hòa Bình.

Cách đây 10 năm, VCG là một doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín, nhiều lợi thế cạnh tranh, bởi mục đích thành lập là để tiếp nhận, quản lý lao động ngành xây dựng của Việt Nam ở nước ngoài. Các cán bộ công nhân viên này là những tầng lớp ưu tú kế thừa các kinh nghiệm quản lý thi công các công trình lớn từ nước ngoài.

Nhưng giờ đây, khi lớp lãnh đạo thế hệ thứ nhất của VCG đã thuyên chuyển công tác hoặc nghỉ hưu thì tầng lớp kế cận không thể hiện được như thời đỉnh cao. Do đó, tại VCG và các công ty thành viên gần đây thường xảy ra các bê bối trong thi công, xây lắp mà đỉnh điểm là sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà, gây nhiều bức xúc cho xã hội.

Thâu tóm Vinaconex: Thương vụ ngàn tỷ, toan tính của đại gia bí ẩn ảnh 3

VCG giờ cũng phải cạnh tranh với rất nhiều DN mạnh. 

Về tài sản, tính đến 30/6/2018, giá trị tài sản cố định theo sổ sách của Vinaconex khoảng 2,65 ngàn tỷ đồng. Những nguồn lực chưa được ghi nhận chủ yếu là 310 ha đất ở khu công nghệ cao Hòa Lạc và Thạch Thất, gần 3.500 m2 đất tại Trung Hòa - Nhân Chính. Đây là những khu đất được VCG đi thuê và kinh doanh (tự kinh doanh hoặc cho thuê lại), kết quả kinh hoạt động của khu đất này đã thể hiện phần lời/lỗ hàng năm và không có những ưu thế vượt trội.

Nguồn lực là tài sản khác mà VCG đang nắm giữ là 50% vốn của liên doanh Bắc An Khánh, chủ đầu tư khu Splendora ở Hoài Đức với diện tích khoảng 264 hecta. Dự án này được đầu tư cách đây hơn 10 năm, tạm ngừng 5 năm nay và đối mặt với nhiều vấn đề từ lỗ luỹ kế hàng ngàn tỉ đồng, nợ lớn tới 6.000 tỉ đồng, các vấn đề rủi ro về pháp lý và nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn.

Kết quả đấu giá phần thoái vốn của SCIC tại VCG là một sự thành công ngoài mong đợt của SCIC. Tuy nhiên, nếu ở vị trí là nhà  đầu tư trúng đầu giá, thật khó tìm ra lời giải về mặt hiệu quả đầu tư.

Một doanh nghiệp với truyền thống với hơn 30 năm hoạt động, là cái nôi của nhiều lãnh đạo với hơn 18.800 cán bộ công nhân viên đang đứng trước một bước ngoặt mới với nhiều câu hỏi.

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.