Thầy nội, thầy ngoại & câu chuyện Park Hang Seo

[Ngày Nay] - Từ cột mốc với tấm HCĐ đầu tiên ở ngay giải đầu tiên, Tiger Cup 96, cho đến chức vô địch lịch sử tại AFF Cup 2008 đều gắn với các HLV nước ngoài, như Karl Heinz Weigang, Alfred Riedl, Henrique Calisto... 
Thầy nội, thầy ngoại & câu chuyện Park Hang Seo

Bất chấp một vài trường hợp thất bại, điển hình như Tavares năm 2004, thì cả quá trình vươn ra quốc tế, cụ thể là 11 kỳ AFF Cup đều in đậm dấu ấn các ông thầy ngoại. Trong đó, chuyên gia đến từ Hàn Quốc Park Hang Seo chính là một điển hình xuất sắc và sinh động.

Hai lần dùng thầy nội, hai lần thua thảm

Qua 11 kỳ AFF Cup, tương ứng với 22 năm đằng đẵng, mới chỉ có hai lần ĐTVN được giao phó cho các HLV nội. Và rồi họ đều đã thất bại theo các cách khác nhau, đều phải từ chức sau một thời gian ngắn gánh vác sứ mệnh. 

Ông Phan Thanh Hùng là HLV nội đầu tiên dẫn dắt tuyển Việt Nam trong lịch sử AFF Cup. Ông nhận được sự ủng hộ của VFF, người hâm mộ và giới chuyên môn và thừa nhận rất tự tin trước AFF Cup 2012. Thế nhưng, ĐTVN đã có một giải đấu thất vọng nhất trong lịch sử khi bị loại ngay từ vòng bảng, với chỉ 1 điểm duy nhất.

Thầy nội, thầy ngoại & câu chuyện Park Hang Seo ảnh 1

HLV Nguyễn Hữu Thắng thậm chí còn được kỳ vọng hơn nhiều đàn anh. Chỉ có điều, kết cục dành cho ông thầy xứ Nghệ cũng không có gì khác. Ông đã không thể giúp ĐTVN vượt qua nỗi ám ảnh thua bán kết tại AFF Cup 2016, và phải ra đi khi U.22 VN dừng bước từ vòng bảng, sau trận thua tủi hổ 0-3 trước Thái Lan ở SEA Games 29. Sự thất bại nhanh chóng với nhiều điểm tương đồng  của hai gương mặt được đánh giá thuộc diện hàng đầu Phan Thanh Hùng, Nguyễn Hữu Thắng đã cho thấy những hạn chế, sự bó buộc về cả năng lực, điều kiện của các ông thầy nội, cũng như cách thức của VFF. 

Thầy nội, thầy ngoại & câu chuyện Park Hang Seo ảnh 2

Chuyện HLV nội của ĐTVN tại các kỳ AFF , nhất là trong sự đối sánh với các ông thầy ngoại, thực sự là một nỗi buồn kéo dài và bài toán chưa lời giải. Chúng ta chưa có những HLV nội tỏa sáng, tạo đột phá ở ĐTQG như láng giềng Malaysia, Thái Lan. Chúng ta cũng chưa  có kế hoạch đào tạo, sử dụng HLV nội cho các mục tiêu tầm cao, đơn giản và quan trọng nhất như việc rèn giũa, học hỏi từ chính những ông thầy ngoại.

Đơn giản ông là Park Hang Seo

HLV Park Hang Seo chỉ xuất hiện sau khi U23 Việt Nam giành quyền lọt vào VCK giải U23 châu Á. Đấy cũng chính là lý do mà trước khi bóng lăn ở giải đấu tại Thường Châu không mấy người chú ý đến vị HLV người Hàn Quốc. Thế nhưng, chính ông thầy người có dáng vẻ, phong cách rất bình dị này đã  giúp cho U23 Việt Nam lập kỳ tích khi lọt vào tới tận trận chung kết, qua đó mang lại một  giúp cho bóng đá Việt Nam có vị thể khác hẳn trong mắt làng túc cầu châu Á nói chung.

Thầy nội, thầy ngoại & câu chuyện Park Hang Seo ảnh 3

Có thể thấy công lớn nhất trong chiến tích vào chung kết giải U23 châu Á năm nay của đội tuyển U23 Việt Nam thuộc về HLV Park Hang Seo.

Bằng những nước cờ cao của mình, bằng những toan tính đầy hợp lý cả về chiến thuật lẫn nhân sự, ông Park đường hoàng đưa U23 Việt Nam vào chung kết. Khi cần phải đá phòng ngự, thậm chí phòng ngự số đông, HLV Park Hang Seo xây dựng lối chơi phòng ngự tầng tầng lớp lớp rất chặt chẽ cho U23 Việt Nam. Ngược lại, khi cần phải đá tấn công, dù chỉ là tấn công trong một số thời điểm nhất định, để tìm bàn thắng, lúc bị U23 Iraq và U23 Qatar dẫn trước, đội bóng của HLV Park Hang Seo cũng tấn công rất mạnh mẽ, tạo đủ áp lực khiến đối phương phải mắc sai lầm.

Cách sử dụng nhân sự của HLV Park Hang Seo cũng ít thấy nơi các HLV từng làm việc cùng bóng đá nội, nhất là ít thấy với các HLV từng nắm các đội tuyển quốc gia. Ông sẵn sàng thay ngôi sao được yêu thích nhất của bóng đá Việt Nam Công Phượng giữa chừng ở mỗi trận đấu, nếu phát hiện ra có thể dùng người khác hiệu quả hơn Công Phượng, ở những thời điểm cụ thể, trong những trận đấu cụ thể.

Cũng với chừng đó con người, khi đội tuyển U23 Việt Nam được dẫn dắt bởi HLV Nguyễn Hữu Thắng, đội thất bại tại SEA Games 29. Và chính đội hình ấy khi vào tay HLV Park Hang Seo, đội lại thành công vang dội ở giải đấu có tầm vóc còn lớn hơn, đó là VCK U23 châu Á. Cùng đó, qua tay HLV Park Hang Seo, những cầu thủ vô danh trở thành những cầu thủ có danh, những cầu thủ từng ở dạng tiềm năng, giờ thành những tài năng lớn.

Thầy nội, thầy ngoại & câu chuyện Park Hang Seo ảnh 4

Tại ASIAD vào tháng 8 vừa qua, HLV Park Hang Seo tiếp tục khẳng định sự khác biệt, đẳng cấp của mình với việc đưa ĐT Olympic lọt vào tới tận bán kết, và suýt chút nữa đã là chung kết nếu may mắn hơn. Kể từ khi tái hội nhập, đây mới là lần đầu bóng đá Việt Nam đứng trong Top 4 của một kỳ Á vận hội.

Thầy nội, thầy ngoại & câu chuyện Park Hang Seo ảnh 5

Và hiện tại, ông Park đã dẫn dắt ĐTVN lọt vào tới bán kết AFF Cup với những thành tích cùng màn trình diễn vô cùng thuyết phục. Thầy trò Park Hang Seo đã đứng đầu bảng A với 3 trận thắng, 1 trận hòa, gắn với thành quả hiếm có là không để lọt lưới bàn nào.

Với những gì đã làm được và đang thể hiện, HLV Park Hang Seo đã luôn sẵn sàng để tạo nên sự đột phá, những kỳ tích cho bóng đá Việt Nam. Giờ đây lý giải cho những thành công của các đội tuyển bóng đá do thầy Park dẫn dắt, người ta lý giải theo cách tưởng như ví von mà lại hoàn toàn chính xác: đơn giản vì có... Park Hang Seo.

HLV Park Hang Seo chỉ xuất hiện sau khi U23 Việt Nam giành quyền lọt vào VCK giải U23 châu Á. Đấy cũng chính là lý do mà trước khi bóng lăn ở giải đấu tại Thường Châu không mấy người chú ý đến vị HLV người Hàn Quốc. Thế nhưng, chính ông thầy người có dáng vẻ, phong cách rất bình dị này đã  giúp cho U23 Việt Nam lập kỳ tích khi lọt vào tới tận trận chung kết, qua đó mang lại một  giúp cho bóng đá Việt Nam có vị thể khác hẳn trong mắt làng cầu châu Á nói chung.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.