Thế giới chung tay giúp đỡ Lebanon sau thảm họa tại Beirut

(Ngày Nay) - Nhiều quốc gia đã gửi viện trợ trang, thiết bị y tế, chuyên gia cứu hộ và chó nghiệp vụ đến thủ đô Beirut của Lebanon sau vụ nổ khiến hơn 100 người thiệt mạng hôm thứ Ba.
Qatar gửi thiết bị y tế tới cho Lebanon. Ảnh: AFP
Qatar gửi thiết bị y tế tới cho Lebanon. Ảnh: AFP

Vụ nổ xảy ra tại cảng Beirut đã giết chết ít nhất 113 người, làm hư hỏng các tòa nhà xung quanh và đẩy hệ thống y tế Lebanon, vốn hết sức mong manh do dịch COVID-19, trên bờ vực sụp đổ.

Các quốc gia vùng Vịnh là một trong những nước đầu tiên gửi hàng viện trợ, Qatar và Kuwait đã gửi thiết bị y tế tới Beirut để giảm bớt áp lực đối với hệ thống y tế của Lebanon. Cụ thể, một chiếc máy bay của không quan Qatar đã chuyển hàng trăm chiếc giường gấp, máy phát điện và thuốc men.
  
Một chiếc máy bay vận tải quân đội C-130 của Hy Lạp chở theo hàng chục nhân viên cứu hộ đã hạ cánh xuống sân bay của Beirut, vốn cũng bị hư hỏng một phần do vụ nổ.

Algeria cho biết họ sẽ gửi 4 máy bay và 1 con tàu bao gồm đội ngũ y tế, lính cứu hỏa, vật tư y tế và vật liệu xây dựng.

Thế giới chung tay giúp đỡ Lebanon sau thảm họa tại Beirut ảnh 1

Các lực lượng cứu hộ Lebanon vẫn đang tìm kiếm trong đống đổ nát những nạn nhân còn sống và thu thập thi thể. Ảnh: AP

Thủ tướng Lebanon Hassan Diab đã kêu gọi "các quốc gia thân thiện" hỗ trợ khẩn cấp để kéo nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng.

Trong khi đó, Pháp cho biết họ đang cử 3 máy bay quân sự chở theo đội tìm kiếm cứu hộ, bệnh viện dã chiến và hàng tấn vật tư khác nhau.

Tổng thống Emmanuel Macron sẽ tới Lebanon vào thứ Năm, một cử chỉ cho thấy nước Pháp hết mình hỗ trợ quốc gia từng là thuộc địa của mình.

"Pháp đứng về phía Lebanon. Luôn luôn như vậy", ông Macron tweet bằng tiếng Ả Rập.

Phương Tây lên tiếng

Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống Lebanon, nói rằng bà "vô cùng đau xót" vì vụ nổ.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong một cuộc gọi điện thoại với Thủ tướng Diab, đã đề nghị hỗ trợ cho người dân Lebanon.

Cộng hòa Síp, quốc gia có thể cảm nhận được vụ nổ từ khoảng cách 240 km, cho biết sẽ gửi một đội chó nghiệp vụ và 8 cảnh sát tới hỗ trợ lực lượng cứu hộ Lebanon. 

Tại châu Âu, các nhà chức trách ở Hà Lan, Cộng hòa Séc và Ba Lan đã gửi bác sĩ, cảnh sát và lính cứu hỏa, cùng với các chuyên gia cứu hộ và chó đánh hơi tới quốc gia Trung Đông.

Ý cho biết họ đã gửi 14 lính cứu hỏa chuyên đánh giá rủi ro hóa học và các công trình hư hỏng để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.

Tổng thống Hassan Rouhani cho biết Iran đã "sẵn sàng cung cấp viện trợ y tế và thuốc và giúp điều trị cho những người bị thương".

"Hãy mạnh mẽ lên, Lebanon"

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ đã gửi các bộ dụng cụ cứu thương và phẫu thuật từ trụ sở ở Dubai sau "sự cố gây sốc" xảy ra vào "thời điểm đặc biệt khó khăn ở Lebanon".

"Nhiều bệnh viện tràn ngập thương vong và mọi người vẫn đang tìm kiếm người bị thương và các thi thể, đây là khoảng thời gian hết sức đáng buồn", ông Michael Ryan - quan chức cấp cao của WHO, cho biết.

Trong một tuyên bố, Ngân hàng Thế giới cho biết họ "sẵn sàng triển khai hoạt động chuyên môn để thực hiện đánh giá thiệt hại và phát triển kế hoạch tái thiết theo tiêu chuẩn quốc tế".

Thế giới chung tay giúp đỡ Lebanon sau thảm họa tại Beirut ảnh 2

Đường phố Beirut một ngày sau khi vụ nổ xảy ra. Ảnh: AP

Trong một động thái chưa từng có, nước láng giềng Israel - về mặt kỹ thuật vẫn đang có chiến tranh với Lebanon, đã cung cấp viện trợ nhân đạo thông qua các trung gian quốc tế.

Tại thành phố ven biển Tel Aviv, quốc kỳ của Lebanon được chiếu lên tòa thị chính vào tối thứ Tư.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người nói rằng vụ nổ trông giống như "một cuộc tấn công khủng khiếp", đưa ra thông điệp: "Những lời cầu nguyện của chúng tôi hiện dành cho tất cả các nạn nhân và gia đình của họ".

Theo AFP
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).