Thế giới tưng bừng đón năm mới 2020

Do chênh lệch múi giờ nên các quốc gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới đón thời khắc giao thừa, chuyển giao năm cũ 2019 và đón năm mới 2020, vào những khung giờ khác nhau.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Do chênh lệch múi giờ nên các quốc gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới sẽ đón thời khắc giao thừa, chuyển giao năm cũ 2019 và đón năm mới 2020, vào những khung giờ khác nhau.

Quốc đảo Samoa, Tonga và Kiribati là những nơi đầu tiên bước sang năm mới 2020 vào 0h ngày 1/1 (khoảng 17h ngày 31/12 theo giờ Hà Nội). Sau đó là New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một phần nhỏ của Nga và Indonesia. Mỹ và các quốc gia trong khu vực châu Mỹ sẽ đón giao thừa vào trưa mai theo giờ Hà Nội.

Thế giới tưng bừng đón năm mới 2020 ảnh 1
Thủ đô London rực sáng trong màn bắn pháo hoa năm 2019. (Ảnh: Reuters)

Tại Anh, khoảng 2.000 quả pháo hoa sẽ được phóng tại vòng quay London Eye, thắp sáng bầu trời thủ đô London trong thời khắc giao thừa đón năm mới 2020. Ngoài ra, pháo hoa cũng được phóng dọc bên bờ sông Thames. Người phát ngôn của Thị trưởng London Sadiq Khan cho biết màn bắn pháo hoa sẽ được trình diễn trên nền nhạc “lấy cảm hứng từ London và châu Âu”.

Đồng hồ Big Ben biểu tượng của nước Anh sẽ điểm chuông trong thời khắc đầu tiên của năm mới 2020. Hơn 100.000 vé tham gia sự kiện đón năm mới ở London đã được bán.

Tại thành phố Sydney của Australia, màn bắn pháo hoa đón năm mới 2020 dự kiến sẽ vẫn diễn ra như mọi năm. Đây là một trong những hoạt động thu hút sự chú ý của cả người dân Australia và du khách nước ngoài.

Trước đó, hàng trăm nghìn người Australia đã ký đơn đề nghị dừng bắn pháo hoa, thay vào đó họ muốn chuyển kinh phí tổ chức sự kiện này cho chương trình hỗ trợ khắc phục thảm họa cháy rừng.

Tại thành phố New York, Mỹ, vấn đề an ninh trong các sự kiện đón năm mới 2020 được đặt lên hàng đầu. Hàng nghìn cảnh sát với sự hỗ trợ của súng và chó nghiệp vụ sẵn sàng làm nhiệm vụ tại Quảng trường Thời Đại. Lần đầu tiên, máy bay không người lái của cảnh sát dự kiến sẽ được sử dụng để giám sát sự kiện đón năm mới.

Tại các thành phố lớn trên thế giới như Tokyo (Nhật Bản), Moscow (Nga), Cairo (Ai Cập) và hầu hết các thành phố của châu Âu, các sự kiện chào đón năm mới 2020 đều được tổ chức trong sự chờ đón của người dân và du khách.

Theo Dân Trí
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?