Nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), dựa trên dữ liệu từ các cuộc kiểm tra mắt hàng năm cho hơn 2.000 học sinh tại các trường tiểu học ở thành phố Quảng Châu từ năm 2018 đến năm 2020.
Theo nghiên cứu, khoảng 13% học sinh lớp 2 đi khám mắt năm 2018 sẽ bị cận thị vào năm 2019.
Để so sánh, hơn 20% những trẻ đi khám mắt trong năm 2019 mắc cận thị vào năm 2020. Kiểm tra ban đầu của cả hai nhóm cho thấy khoảng 7 phần trăm học sinh bị cận thị.
Các nhà nghiên cứu cho biết ảnh hưởng đến thị lực của học sinh từ 9 tuổi trở lên là không đáng kể. Kết quả cho thấy trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường hơn đối với thị lực của chúng.
Nghiên cứu cũng không thu thập giờ trẻ ngồi trước màn hình máy tính do học trực tuyến, hoặc thời gian đọc truyện, vì vậy không thể đưa ra kết luận về ảnh hưởng của thời gian sử dụng thiết bị điện tử đối về thị lực của trẻ.
Nhưng Tiến sĩ Carlos Emmanoel Chua, chủ tịch Hiệp hội Mắt lác và Mắt nhi khoa Philippines, nói rằng các nghiên cứu ở Hong Kong, Singapore và Trung Quốc cũng đã kết luận rằng đại dịch đã có tác động tiêu cực đến thị lực của trẻ em vì nhiều lý do khác nhau.
“Cho dù đó là do mắc kẹt trong nhà, học trực tuyến nhiều, hay không thể đến gặp bác sĩ theo lịch hẹn hàng năm để kiểm tra mắt, thì nhiều học sinh đã bị cận thị trong đại dịch hơn trước”, Tiến sĩ Chua kết luận.
Một nghiên cứu về trẻ em ở Australia và Singapore vào năm 2018 cho thấy các hoạt động ngoài trời dù chỉ vài giờ mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ cận thị. Đây là một trong những phát hiện mà Tiến sĩ Chua cho biết đã thúc đẩy các bác sĩ nhãn khoa nhi ở Philippines bắt đầu một chiến dịch trước COVID-1 để khuyến khích trẻ em ra ngoài chơi.
Philippines là một trong số ít quốc gia mà trường học vẫn chưa mở cửa trở lại và trẻ em vẫn tiếp tục học từ xa. Tiến sĩ Chua cho biết trong thời gian xảy ra đại dịch, nhóm của ông đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy việc vui chơi ngoài trời thường xuyên hơn và nghỉ ngơi trước màn hình.