Thi tốt nghiệp THPT 2024: Có 4 đoàn kiểm tra của lãnh đạo Bộ và Ban chỉ đạo cấp quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra của các đoàn lãnh đạo Bộ và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh tư liệu: Minh Quyết/TTXVN
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh tư liệu: Minh Quyết/TTXVN

Theo đó, sẽ có 4 đoàn kiểm tra nhằm kịp thời nắm tình hình và có kiến nghị cụ thể về việc tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 của địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tổ chức kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng Quy chế thi và các văn bản liên quan; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh; phòng ngừa, phát hiện, kịp thời chỉ đạo xử lý sai phạm (nếu có). Bên cạnh đó, kiến nghị địa phương các biện pháp khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có) của kỳ thi; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện quy định liên quan đến kỳ thi những năm tiếp theo.

Các đoàn sẽ kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tại một số điểm thi; khu vực in sao đề thi, khu vực chấm thi...; kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Về địa điểm, đoàn 1 kiểm tra các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng và bắc miền Trung: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Đoàn 2, kiểm tra TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, gồm: Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau và Bến Tre.

Đoàn 3, kiểm tra các tỉnh, thành phố Nam miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

Đoàn 4 kiểm tra các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc, gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Quảng Ninh.

Để kiểm tra công tác chuẩn bị thi, các đoàn chủ động lựa chọn và bố trí thời gian kiểm tra từ 2 đến 3 địa phương theo phân công. Thời gian, địa phương cụ thể do Trưởng đoàn quyết định trong khoảng thời gian từ ngày 8-17/6/2024.

Về công tác coi thi và chấm thi, chỉ bố trí đoàn của Thứ trưởng - Trưởng ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công tác coi thi và chấm thi tại các địa phương trong cả nước. Địa phương cụ thể do Trưởng đoàn quyết định.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chuẩn bị báo cáo về công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 tại địa phương. Đồng thời, bố trí thành phần và địa điểm kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; kịp thời chỉ đạo, hoàn thiện công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.