'Thiên đường bông lau' ở Bắc Xa

 'Biên phòng - Cuối Thu, đầu Đông là thời điểm đẹp nhất nơi biên cương Bắc Xa (huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn). Đến Bắc Xa mùa này, nhiều người bị mê hoặc trước trời biên cương xanh thẳm cùng những cung đường uốn lượn qua núi đồi xanh ngát, hùng vĩ. Đặc biệt, sự nở rộ của hàng ngàn bông lau dọc đường biên, trên những quả đồi lúp xúp, trên đường dẫn lên cột mốc, tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng.
'Thiên đường bông lau' ở Bắc Xa ảnh 1

Đường lên cột mốc 1297 rợp bông lau khiến du khách thích thú. Ảnh: Thanh Thuận

“Sa Pa thu nhỏ”

Bắc Xa là xã biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đình Lập. Cả xã có 14 thôn bản, với hơn 300 hộ/1.500 nhân khẩu. Bắc Xa có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 33km. Xã biên giới này có địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Mỗi mùa, Bắc Xa lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa Xuân là thời gian trăm hoa đua nở khắp núi rừng. Mùa Hè là khung cảnh của những thửa ruộng bậc thang vàng óng ánh. Mùa Thu, những đồng cỏ lau dọc hai bên đường biên, dọc đường lên cột mốc cùng trổ bông, thu hút rất đông du khách. Vào mùa Đông, có thể tận mắt thấy băng giá hoặc tuyết rơi. Bởi thế, nơi đây được ví như một “Sa Pa thu nhỏ”.

Điểm xuyết trong vùng đất biên ải trùng điệp là những thôn, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ đã sinh sống từ bao đời nay; (người Nùng chiếm đến 98%). Với phong tục tập quán, hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, nơi đây đã hình thành những “đặc sản văn hóa” rất riêng biệt, thú vị. Đặc biệt, khung cảnh thiên nhiên nơi đây không chỉ nên thơ, mà còn mang nét hoang sơ, tự nhiên, chưa chịu ảnh hưởng nhiều bởi du lịch như ở Sa Pa. Đó là không gian tĩnh lặng, yên bình của núi rừng và bản làng, không có tiếng xe cộ, khói bụi, không nhà cao tầng san sát mà là những ngôi nhà được trình tường bằng đất, với mái ngói màu nâu sẫm theo thời gian; là không khí se lạnh vào buổi sáng sớm hay chiều tối, sự ấm áp vào buổi trưa, khiến con người cảm thấy thật sự dễ chịu, muốn hít hà mãi cái không khí trong lành “thuần khiết” nơi đây. Du khách có thể thỏa thê ngắm các ngọn đồi có những vùng cỏ rộng lớn, nơi người dân chăn thả trâu, bò, dê... Những ai thích trải nghiệm có thể lội suối bắt cá, mò ốc cùng bà con dân tộc. Món cá suối nướng thơm lừng sẽ là một dư vị khó quên.

Bắc Xa còn là nơi đầu nguồn của sông Kỳ Cùng nổi tiếng xứ Lạng. Con sông chảy theo hướng Đông Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Thất Khê tới biên giới rồi đổ nước sang Trung Quốc. Dọc theo con sông, có những đoạn cảnh quan tuyệt đẹp, có những bản làng với những người dân tộc thiểu số tốt bụng, thật thà và mến khách.

Xứ sở ngàn lau

Những ngày đầu Đông này là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm ở Bắc Xa. Từ khi hoàn thành việc xây dựng con đường bê tông dọc theo đường biên giới, nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ ưa khám phá. Với địa hình đồi núi điệp trùng, những cung đường tuần tra vắt qua những quả đồi xanh ngút tầm mắt, cùng với thời tiết mát mẻ, quang đãng, khiến đất trời vùng biên cương trở nên hùng vĩ mà khoáng đạt, vời vợi trong mắt người thưởng ngoạn. Đặc biệt là sự nở rộ của bạt ngàn lau đã tạo nên không gian lãng mạn, ngập tràn sức sống cho mảnh đất miền biên viễn xa xôi này. Nhiều người đã đặt cho nơi đây cái tên mỹ miều là “thiên đường cỏ lau”, hay “xứ sở ngàn lau”. Những bông lau cong cong, rung rinh, phất phơ trong gió hai bên đường đi dọc cung đường biên giới Việt - Trung, hay trên những quả đồi lúp xúp và trên đường dẫn lên cột mốc, tạo cảm giác bất ngờ, thích thú cho những người ưa “xê dịch”.

Ngoài cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng người, Bắc Xa còn được biết đến là xã có nhiều cột mốc biên giới (40 cột mốc), trong đó có những cột mốc đặc biệt nằm tít trên đỉnh đồi cao, được xây dựng kiên cố và có bậc thang dẫn tới tận đỉnh, như mốc 1297 và 1300. Hai mốc này cũng nổi tiếng về độ cao cũng như cảnh quan hùng vĩ. Để có thể ngắm nhìn và “check-in” ở 2 cột mốc này, du khách phải leo lên đồi, vượt qua con đường bậc thang lên khá dốc, với chiều dài gần 1km. Hai bên con đường bậc thang dẫn lên cột mốc, lau nở rộ mang đến khung cảnh nên thơ và lãng mạn, khiến bước chân du khách cứ dùng dằng chẳng muốn bước tiếp.

Bạn trẻ Nguyễn Ánh Ngọc (Nam Định) bộc bạch: “Bước lên mấy bậc, cảm giác như đang leo lên cổng trời Đồng Văn (Hà Giang). Hệ thống lan can như những bậc thang bắc lên cung trăng như trong chuyện cổ tích. Phải là người dũng cảm và yêu thích mạo hiểm lắm mới dám lên tới đỉnh mốc 1300. Còn hầu như mọi người chỉ dừng lại ở mốc 1297 đã là một hành trình dài, vất vả”.

Đứng lên đỉnh của những quả đồi, bên cột mốc thiêng liêng, du khách có thể thu trọn vào tầm mắt vẻ đẹp của những dãy núi cao, trùng trùng điệp điệp, những bản làng của cư dân bản địa đang sinh sống và phía xa xa lác đác vài ngôi nhà của người Trung Quốc. Do đó, những cột mốc trên đỉnh núi cao là điểm thu hút, thách thức dân “phượt” thích mạo hiểm, thích khám phá, thích tìm kiếm những địa điểm du lịch mới mẻ, khao khát đặt chân lên những vùng đất mới.

Từ những cung đường tuần tra biên giới ở Bắc Xa, du khách có thể tiếp tục hành trình đến cung đường biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh) để tham quan các điểm du lịch nổi tiếng và tiếp tục chinh phục các cột mốc khác thuộc Bình Liêu như mốc 1302, 1305 và 1327.

Có nhiều lợi thế về cảnh đẹp thiên nhiên, bản sắc văn hóa độc đáo, cũng như những cảnh trí do bàn tay con người tạo ra, thế nhưng hiện nay, Bắc Xa lại chưa có dịch vụ du lịch. Vùng đất này có đầy đủ yếu tố để phát triển du lịch khám phá, tiềm năng cho du lịch nghỉ dưỡng cũng rất tuyệt vời. Tuy nhiên, hiện tại, đường xá đi lại khó khăn khiến cho vùng đất này còn ít người biết đến trong số những điểm đến ở Lạng Sơn. Khách đến với Bắc Xa chủ yếu là dân phượt đi trong ngày, đến du ngoạn, check-in rồi rút, không mang lại giá trị kinh tế cho người dân bản địa.

Hy vọng, trong thời gian tới, chính quyền địa phương có những chính sách để có thể khuyến khích phát triển du lịch ở địa phương để Bắc Xa trở thành một điểm đến đầy thú vị, đáng để du khách tìm đến khám phá, trải nghiệm, chinh phục và lưu lại nghỉ dưỡng.Thiên đường bông lau' ở Bắc Xa

Theo Báo Biên Phòng
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.