Thú chơi Tết của người Hà Nội

(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, đoàn tụ gia đình mà còn là lúc để người Hà Nội thể hiện những thú chơi Tết độc đáo, phản ánh sự giao thoa giữa truyền thống và xu hướng mới.
Các bạn nhỏ chăm chú xem ông đồ cho chữ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: TTXVN
Các bạn nhỏ chăm chú xem ông đồ cho chữ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: TTXVN

Tiếp nối truyền thống

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày mùng 2 Tết, gia đình chị Phạm Thị Huế (quận Ba Đình, Hà Nội) lại cùng nhau đến Hội chữ Xuân tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám để xin chữ. Năm nay, do cả hai con đều có mục tiêu quan trọng trong học tập, thi cử nên chị Huế dự định sẽ đưa các con đến Hội chữ Xuân từ sớm để xin chữ thầy đồ Nguyễn Văn Tư, người vốn nổi tiếng có duyên mát tay khi tặng chữ.

“Xin chữ đầu năm đã trở thành truyền thống của gia đình tôi mỗi dịp đầu xuân. Năm nay đặc biệt hơn, một cháu chuẩn bị thi vào cấp 3, một cháu thi vào Đại học nên bên cạnh việc xin những chữ như Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Đức… để cầu may mắn, sức khỏe, gia đình sẽ xin thêm chữ Đỗ đạt, Đăng khoa với mong muốn gặp nhiều may mắn trong kỳ thi chuyển cấp quan trọng”, chị Huế bày tỏ.

Hơn 20 năm làm nghề cho chữ, thầy đồ Nguyễn Văn Tư cho biết: “Chơi chữ ngày Tết không chỉ là thú vui mà còn thể hiện tri thức, phong cách sống của người Hà Nội xưa. Ngày Tết khách đến nhà chơi, ngồi uống rượu, thưởng trà và bình chữ, bình câu đối là một cái thú. Treo chữ, câu đối trong nhà cũng thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời, đó cũng là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy”.

Bên cạnh câu đối đỏ, tranh Tết cũng là một phần không thể thiếu trong không gian ngày Tết của người Hà Nội. Tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống là hai dòng tranh được yêu thích nhất, mỗi bức tranh mang một câu chuyện, một lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Người Hà Nội thường treo tranh “Đám cưới chuột”, “Vinh hoa,” “Phú quý” để cầu mong sự sung túc, bình an.

Nổi tiếng với bộ tranh con giáp đắt hàng mỗi dịp Tết, họa sĩ Tào Linh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Treo tranh ngày Tết không chỉ để làm đẹp không gian mà còn thể hiện mong ước về một năm mới sung túc, an khang. Những năm gần đây, tranh vẽ con giáp được các họa sĩ vẽ trên mọi chất liệu, trên các bưu thiếp chúc Tết hoặc bìa báo Xuân… được mọi người đón nhận và yêu thích trong dịp Tết”.

Ngày Xuân, ngồi ngắm tranh Tết, bình câu đối thì không thể thiếu một ấm trà nóng thơm ngát. Người Hà Nội xưa coi trà không chỉ là thức uống mà còn là nghệ thuật. Từ việc chọn trà, thường là trà sen, pha trà, đến cách uống trà, tất cả đều mang tính cầu kỳ. Nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn vừa thao tác pha trà vừa chia sẻ: Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Đầu tiên châm nước vào ấm trà rồi chắt ra ngay nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm nước. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong khoảng từ 1 - 2 phút, có hương vị đượm đà, thơm ngát.

“Thưởng trà là để tìm sự cân bằng và thư thái trong tâm hồn. Giữa không khí rộn ràng những ngày Tết, một chén trà nóng như làm dịu lại nhịp sống, giúp con người tĩnh tâm và trân trọng những giá trị đơn sơ, mộc mạc. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ ở Hà Nội tìm đến các quán trà truyền thống để tìm hiểu về trà Việt và cảm nhận những giá trị truyền thống”, nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn cho biết.

Hòa quyện giữa cũ và mới

Một trong những thú chơi Tết phổ biến hiện nay ở Hà Nội là việc trang trí nhà cửa bằng cây cảnh hiện đại. Bên cạnh những cành đào, cây quất truyền thống, người dân thành phố còn tìm đến những loại cây nhập khẩu như mai Mỹ, tuyết tùng hay các loại hoa độc lạ như tulip, hồng Ecuador… Các gia đình trẻ thường chuộng phong cách tối giản, chọn những chậu cây bonsai nhỏ nhắn hoặc những bình hoa thiết kế hiện đại để tạo điểm nhấn cho không gian sống.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Hiện nay, thị trường có nhiều loại hoa, cây cảnh độc đáo để trang trí Tết, nhưng trong nhà tôi không thể thiếu cành đào, vì hoa đào đại diện cho mùa Xuân với sắc đỏ hồng rực rỡ. Bên cạnh cành đào, tôi cũng sử dụng thêm các chậu lan để không gian ngày Tết nhiều màu sắc và mang lại cảm giác thiên nhiên, tươi mới trong những ngày Xuân”.

Đầu năm mới thì không thể thiếu những phong bao lì xì đỏ. Những năm gần đây, thú chơi lì xì online đang trở thành trào lưu trong giới trẻ. Với sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng tài chính, người Hà Nội ngày nay có thể gửi lì xì qua ví điện tử hoặc ngân hàng số, vừa tiện lợi vừa mang lại sự bất ngờ. Những câu chúc Tết sáng tạo, thậm chí là các video vui nhộn đi kèm phong bao lì xì điện tử khiến việc trao gửi lời chúc đầu năm thêm phần ý nghĩa.

Trong ngày Tết, việc quây quần thưởng thức đặc sản Tết cũng là một thú chơi hiện đại được nhiều gia đình yêu thích. Người dân Hà Nội thường tìm kiếm các loại bánh chưng, giò chả hoặc mứt có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống nổi tiếng, kết hợp với những món ăn đặc sản vùng miền như miến dong Cao Bằng, tôm khô Cà Mau, lạp xưởng Tây Ninh hay măng khô Bắc Kạn… Điều này không chỉ nâng cao chất lượng mâm cỗ Tết mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa ẩm thực.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nhận định: “Tết xưa và Tết nay đều hướng tới mong muốn mang lại niềm vui, hạnh phúc và sự sum vầy, chỉ khác ở cách con người ứng xử, thể hiện. Ngày xưa, đại bộ phận người dân làm nông nghiệp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc đón Tết là hướng đến sự no đủ, ấm áp. Ngày nay, đất nước có những sự phát triển vượt bậc, giữa ngày Tết với ngày thường đã không còn sự chênh lệch lớn. Thú chơi Tết của người Hà Nội dù là xưa hay nay, cũng đều thể hiện sự trân trọng những giá trị truyền thống và tinh thần sáng tạo để thích nghi với thời đại”.

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.