Hội thảo đầu tiên là “Tìm hiểu về Bảo tồn Di sản Văn hóa” đồng tổ chức cùng Quỹ Aga Khan vì Văn hóa Ấn Độ và Sở Quản lý và Phát triển đô thị của thành phố Hyderabad.
Hội thảo thứ hai được tổ chức vào ngày 26/11, tập trung vào chủ đề “Thu hút cộng đồng địa phương: Hướng tới quản lý di sản toàn diện có sự tham gia của cộng đồng” và được tổ chức với sự hợp tác của các tổ chức xã hội dân sự như Quỹ Di sản văn hóa và nghệ thuật quốc gia Ấn Độ (INTACH) và được hỗ trợ bởi Hội đồng hợp tác cấp cao của thành phố Hyderabad.
Cả hai hội thảo đều nêu bật bản chất của Công ước Di sản Thế giới, đó là bảo tồn và quản lý di sản lấy con người làm trung tâm, ủng hộ vai trò của cả di sản văn hóa và cộng đồng địa phương trong xã hội.
Bà Junhi Han, Trưởng phòng Văn hóa của Văn phòng UNESCO New Delhi cho biết: “Trước nhu cầu ngày càng tăng của việc thiết lập các thành phố bền vững, sáng tạo và xanh, sự tham gia của cộng đồng địa phương và vai trò nòng cốt của họ trong việc bảo vệ di sản văn hóa cũng trở nên ngày một quan trọng”.
Ấn Độ là nguồn cảm hứng văn hóa cho thế giới do sự hiện diện của các Di sản Thế giới hữu hình và phi vật thể khác nhau. Hyderabad đặc biệt nổi bật với tư cách là thành phố tiên phong có kinh nghiệm trong việc quản lý cả di sản vật thể và phi vật thể, thành phố luôn đưa ra phương pháp tiếp cận theo kế hoạch để phục hồi và bảo tồn các cấu trúc di sản của mình. Mới đây, thành phố cũng được đưa vào Mạng lưới Thành phố Sáng tạo về Ẩm thực.