Dọc theo chiều dài khoảng 10km của thung lũng là năm ngôi làng: Ghardaia (thị trấn lớn nhất), Melika, Beni Isguen, Bou Noura và El Atteuf. Tất cả được xây dựng vào khoảng năm 1013- 1350 bởi những người Hồi giáo.
Mỗi ngôi làng kiên cố được bao quanh bởi các bức tường, một nhà thờ Hồi giáo, tháp canh. Nhà thờ Hồi giáo được xây dựng như một pháo đài, có một kho vũ khí, kho lương thực và là nơi kháng cự cuối cùng trong trường hợp bị bao vây.
Xung quanh tòa nhà này, là những ngôi nhà được xây dựng theo vòng tròn đồng tâm lên đến thành lũy. Mỗi ngôi nhà tạo thành một ô hình khối loại tiêu chuẩn, minh họa một xã hội bình đẳng được thành lập dựa trên sự tôn trọng cấu trúc gia đình, nhằm bảo tồn sự thân mật và tự chủ của nó.
Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất, các thị trấn của người Hồi giáo được xây dựng ở M’Zab, với các vật liệu địa phương, một kiến trúc bản địa, sự thích nghi hoàn hảo với môi trường và sự đơn giản của các hình thức, và trở thành khu định cư có ảnh hưởng đối với kiến trúc đương đại và quy hoạch đô thị.
Mô hình khu định cư này đã ảnh hưởng đáng kể trong gần một thiên niên kỷ đối với kiến trúc và quy hoạch thị trấn Ả Rập, bao gồm các kiến trúc sư và nhà quy hoạch thị trấn của thế kỷ 20, từ Le Corbusier đến Fernand Pouillon và André Raverau.
Ngay từ những năm đầu hình thành, M’Zab Valley đã là một trung tâm thương mại sôi động. Hiện nay, M’Zab Valley tiếp tục là nơi tập trung phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ (dệt thảm, may, sản xuất giấy, bao bì, sản xuất đồ gỗ, chế tác đồ đồng, đồ trang sức, chế biến thực phẩm…) và du lịch, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp cho địa phương.