Thủ tướng Anh "phẫn nộ" trước án tù của các nhà báo

Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông "vô cùng phẫn nộ" trước án tù mà chính quyền Ai Cập đưa ra cho các nhà báo của kênh truyền hình Arab al-Jazeera trong đó có ba nhà báo Anh.
Thủ tướng Anh "phẫn nộ" trước án tù của các nhà báo
Thủ tướng Anh "phẫn nộ" trước án tù của các nhà báo - anh 1
Mohamed Fahmy, Baher Mohamed và Peter Greste (từ trái sang phải) bác bỏ cáo buộc.

Nhà báo Anh Peter Greste, vốn là cựu phóng viên BBC, cùng hai đồng nghiệp Mohamed Fahmy và Baher Mohamed đang bị giam tại nhà tù Tora ở Ai Cập đã bị buộc tội "xuyên tạc tin tức" với mức án bảy năm cho mỗi người.

Hai đồng nghiệp khác, Sue Turton và Dominic Kane, cả hai đều là nhà báo Anh làm việc cho al-Jazeera, bị xử vắng mặt và chịu án 10 năm mỗi người.

Ngoài cáo buộc "xuyên tạc", các nhà báo còn bị buộc tội tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, vốn nay đã bị cấm hoạt động.

'Nhà báo xuất sắc'

Ngoại trưởng Anh William Hague cũng nói ông "phẫn nộ trước bản án kết tội" và nói tự do báo chí là "nền tảng của xã hội ổn định và thịnh vượng".

Ông Hague nói thêm: "Tôi đặc biệt lo ngại về những thiếu xót không thể chấp nhận được về mặt thủ tục trong quá trình xét xử bao gồm cả chuyện những bằng chứng quan trọng của bên công tố đã không được thông báo cho các luật sư bào chữa."

Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg trong khi đó nói chính phủ Anh sẽ tiếp tục gây sức ép với chính quyền Ai Cập để "vừa khẩn trương xem xét lại vụ việc và vừa cùng lúc thể hiện cam kết nhất quán và rõ ràng hơn với tự do báo chí và tự do biểu đạt."

Ông James Harding, Giám đốc Tin tức và Thời sự của BBC, nơi ông Peter Greste từng làm việc nói ông là "nhà báo xuất sắc" và kêu gọi nhân viên tham gia một phút phản kháng trong im lặng vào lúc tòa tuyên án hồi 9:41 sáng 24/6 giờ London.

Ông Harding viết trong thư gửi nhân viên BBC: "Chúng ta cần đoàn kết...đứng bên các nhà báo Al Jazeera và tất cả các nhà báo bị bỏ tù và bị trấn áp chỉ vì họ đưa tin. Làm báo không phải là tội phạm."

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.