Thủ tướng sẽ còn vất vả

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng nhiều lần phải cầm tay chỉ việc với những lãnh đạo cấp phường, xã. Thậm chí như tại Thanh Xuân Trung, ông đã bức xúc khi lãnh đạo phường ú ớ trong công tác phòng chống dịch. 
Thủ tướng sẽ còn vất vả

Chiều tối 31/8, sau khi đến kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch tại một số khu vực của phường Thanh Xuân Trung - điểm nóng nhất về COVID-19 của TP Hà Nội hiện nay với 311 ca mắc COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu TP. Hà Nội bố trí đến kiểm tra tại Sở chỉ huy tiền phương của UBND phường này.

Tuy nhiên, khi Thủ tướng đến, Sở chỉ huy này không có người trực. Quy chế làm việc không có. Bí thư phường đang khuyết hơn một tháng. Chủ tịch UBND phường ú ớ khi được Thủ tướng hỏi về những vấn đề cơ bản trong phòng chống dịch.

Câu chuyện chống dịch kiểu ú ớ, được chăng hay chớ tại Thanh Xuân Trung thực ra không phải quá hiếm, lạ. Nếu Thủ tướng đi thị sát theo kiểu đột xuất nhiều hơn, chắc chắn ông sẽ phải bất ngờ về phương cách làm việc của không ít các lãnh đạo cấp xã, phường hiện nay.

Phường của tôi, cũng tại Hà Nội là một ví dụ điển hình. Gần 10 năm sống tại địa phương này, tôi chưa một lần được vinh dự biết mặt chứ chưa nói giáp mặt với chủ tịch phường của mình. Những dịp lễ lạt, hội hè như liên hoan, tổng kết của Phường thì tôi không phải đối tượng được mời, được tham gia nên nếu có chủ tịch Phường phát biểu, tôi cũng có cơ hội nhìn mặt lãnh đạo địa phương mình.

Ở những buổi lễ nhỏ hơn, của tổ dân phố như ngày hội văn hóa, 8/3, 1/6... đương nhiên, chủ tịch không xuất hiện. Người thay thế, đại diện cho lãnh đạo địa phương, đôi khi là phó chủ tịch. Vậy thôi.

Những sự kiện theo kiểu vui vẻ đó, chủ tịch phường không xuất hiện, cũng chẳng sao, vì ở cấp xã, phường là nơi gần dân nhất, nên sẽ có nhiều việc, nhiều vấn đề luôn luôn phát sinh cần lãnh đạo xã phường trực tiếp giải quyết.

Vấn đề là ở nhiều sự việc không vui vẻ, thậm chí là căng thẳng, gây bức xúc, khó khăn cho người dân thì cũng chưa bao giờ tôi thấy chủ tịch phường xuất hiện để giải thích, tuyên truyền, vận động người dân.

Trong năm 2019, phường cho nâng cấp mặt đường chạy qua tổ dân phố nhà tôi. Tuyến đường đó ngắn ngủn, chưa đầy 300m và hạng mục thi công cũng không có gì nhiều. Tất cả đầu việc chỉ là nạo vét đường thoát nước, xây lại cống chứa nước thải và rải asphalt cho mặt đường phẳng phiu, sạch sẽ hơn. Nhưng con ngõ dài 300m đó bị bới lên, lộn tùng bậy, bẩn thỉu trong hơn 10 tháng, nếu tính năm thì công việc cỏn con đó kéo dài từ năm nọ sang năm kia.

Người dân phải nín nhịn khi mỗi ngày hì hục đẩy xe qua những đống bùn đất nhão nhoẹt và luôn miệng nhắc bọn trẻ con cẩn thận kẻo ngã xuống dưới những miệng cống đã được khơi ra sâu hoắc và để lộ thiên. Tất nhiên chúng tôi có bày tỏ bức xúc với tổ trưởng tổ dân phố. Tổ trưởng tổ dân phố cũng bức xúc vì nhà ông cũng nằm trong con ngõ đó. Nhưng ông thở dài sườn sượt và chẳng dám trả lời các hộ dân, khi nào thì việc thi công ngõ sẽ hoàn thành.

Chúng tôi, như đã nói, chưa từng thấy mặt chủ tịch phường mình xuống kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và có đôi lời với người dân. Nếu ông ta đưa ra lời xin lỗi vì sự bất tiện, chậm trễ này thì thực là quý hóa quá. Nhưng vẫn như mọi khi, chủ tịch phường, như một người đặc biệt quan trọng chỉ làm việc trong phòng kín, đưa ra các chỉ đạo thông qua cấp dưới của mình.

Thêm một câu chuyện khác tôi muốn kể, đó là việc dẹp chợ cóc chợ tạm họp quanh năm suốt tháng trên tuyến đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn phường. Hầu như sáng nào, chiều nào cũng thấy một vài kíp công an phường kết hợp với dân quân tự vệ cho xe bán tải nhỏ chạy lòng vòng quanh khu chợ bắc loa nhắc nhở, hoặc xử phạt bà hàng cá, bê phản thịt của chị hàng thịt bán tràn ra đường... Nhưng cái kịch bản quen thuộc đó ngày nào cũng xảy ra. Trong khi một khu chợ khác, khang trang hơn, đã được xây dựng ở ngay kế bên chợ cóc, thì đang để cỏ mọc cao lút đầu người.

Đương nhiên, chủ tịch phường cũng chưa bao giờ xuất hiện để giải tỏa nỗi bức xúc cho người dân. Chủ tịch phường coi đó như chuyện mà người dân phải tự tìm hiểu, tự biết điều. Nếu ý kiến nhiều quá, thì người đân đương nhiên được liệt vào danh sách nào đó, họ sẽ gặp khó khăn khi cần thực hiện các thủ tục hành chính.

Khi dịch Covid xảy ra tại phường, 2 năm qua, tôi và người dân trong tổ dân phố cũng chưa từng được nhìn thấy chủ tịch phường thân chinh xuống kiểm tra, nhắc nhở hay động viên người dân. Hai năm qua, chúng tôi cũng đã vài lần góp quỹ ủng hộ chống dịch, nhưng chủ tịch phường thì vẫn "bặt vô âm tín", coi đó như nghĩa vụ mà mọi người dân sống trong địa hạt của mình nên/phải phục tùng thực hiện.

Câu chuyện ở phường của tôi, với vị chủ tịch phường "giấu mặt", khá giống với chuyện đã xảy ra tại Thanh Xuân Trung. Tức là khi "tới công chuyện" đặc biệt quan trọng, thì có khi chủ tịch phường cũng vẫn chưa xuất hiện. Nó có giống với tình trạng ở phường, xã của các bạn không? Tôi nghĩ là có, khá phổ biến nữa là đằng khác.

Trở lại việc chống dịch ở cấp xã, phường hiện nay, nhiều ngày qua người dân đều thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính thân hành đi thị sát bất ngờ ở rất nhiều địa phương. Ông muốn xem thực chất những gì diễn ra tại các phường xã, chứ không phải qua báo cáo. Thủ tướng chỉ đạo, với tình hình đang diễn ra, mỗi xã phường cần trở thành một pháo đài chống dịch.

Nhưng các vị chỉ huy pháo đài đó, nơi thì lúng túng như gà mắc tóc, nơi thì để cho người dân trong pháo đài không gọi được tổng đài hỗ trợ y tế, cấp cứu... Các phường xã chống dịch theo phong cách chủ động, gần dân, sâu sát, xử lý mọi vấn đề phát sinh trong phạm vi quyền hạn của mình, thì tôi chưa được biết, ít nhất trên báo chí. Nếu nói, cấp xã phường rất thụ động, chờ đợi sự chỉ đạo từ quận, huyện hay thành phố, thậm chí là chờ chỉ đạo từ Trung ương, Thủ tướng... cũng không sai.

Những ngày qua, Thủ tướng - người chỉ huy cao nhất của chiến dịch chống Covid đã lăn lộn ở nhiều địa phương, áo đẫm mồ hôi và phải "cầm tay, chỉ việc" một cách cặn kẽ, cụ thể nhất, từ việc lớn đến việc nhỏ. Thực lòng mà nói, tôi thấy thông cảm, thương Thủ tướng. Chắc chắn ông sẽ rất vất vả, vì cuộc chiến với Covid -19 còn rất dài.

Điều quan trọng hơn, với phong cách chống dịch như tại Thanh Xuân Trung hoặc các phường xã khác, người dân cũng sẽ rất vất vả, khó khăn. Chẳng biết đến bao giờ, những ngày tháng bình thường mới quay trở lại.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.