Thú vị nghệ sĩ Pháp diễn Kiều

Truyện Kiều ăn vào máu người Việt lâu nay được tái hiện mới mẻ, sinh động trong vở nhạc kịch Kim Vân Kiều của đoàn nghệ sĩ nhà hát L’Attrape (Paris, Pháp).
Nghệ sĩ Pháp chuyển soạn “Truyện Kiều” thành nhạc kịch “Kim Vân Kiều”. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Nghệ sĩ Pháp chuyển soạn “Truyện Kiều” thành nhạc kịch “Kim Vân Kiều”. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH

KIỀU ĐA QUỐC TỊCH

Đoàn nghệ sĩ - diễn viên - ca sĩ opera chuyên nghiệp của Nhà hát L’Attrape Théâtre (Paris -Pháp) từng diễn năm suất Kim Vân Kiều ở Pháp trước khi diễn thêm ba suất ở Việt Nam. Trung tâm Văn hóa nghệ thuật TPHCM phối hợp Viện Pháp, Sân khấu kịch Quốc Thảo đưa nhạc kịch này về Việt Nam. Bên cạnh dàn nghệ sĩ Pháp, hai anh em nghệ sĩ Mai Thanh Sơn, Thanh Thành Nam không chỉ biểu diễn nhạc cụ dân tộc như trống, sáo, đàn nguyệt, đàn bầu mà còn thửa riêng những sáng tác cho vở diễn.

Bản diễn ở Trung tâm Văn hóa Pháp tối 25/9 có phụ đề tiếng Việt. Không cần phụ đề, khán giả vẫn cảm nhận rõ tinh thần Truyện Kiều của Nguyễn Du qua những nhân vật kinh điển như Kiều, Vân, Tú Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh, Kim Trọng, Từ Hải, vãi Giác Duyên. Tác phẩm thơ đồ sộ 3.254 câu nay được gói gọn trong khoảng 1 tiếng 40 phút trên sân khấu, vẫn toát lên cuộc đời truân chuyên “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của nàng Kiều.

Đạo diễn Christopher Thiry chắt lọc cốt truyện cô đọng nhất và xuyên suốt tác phẩm: Kiều phải bán mình chuộc cha, định mệnh được báo trước qua cuộc gặp gỡ với Đạm Tiên. Ba tai họa của Kiều liên quan tới Tú Bà, Sở Khanh và Hoạn Thư. Ba tình yêu với Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải. Màn báo ân báo oán của Kiều, Kiều ân hận vì đẩy Từ Hải tới chỗ chết. Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường nhưng không chết, sau này được đoàn tụ gia đình.

“Rất mạo hiểm và phấn khích khi dàn dựng tác phẩm phong phú, tuyệt vời như Truyện Kiều”, đạo diễn Christopher Thiry nói. Điều may mắn, vị đạo diễn này nhìn thấy ở tác phẩm gốc chính là tính nhân văn. Vì lẽ đó dù là Kiều hiện thân trên sân khấu Pháp hay Việt đều gợi sự rung cảm của người xem về thân phận con người, đặc biệt thân phận người phụ nữ hứng chịu chồng chất đau khổ dập vùi. 

Không chỉ mình nàng Kiều bước ra từ truyện của Nguyễn Du, khán giả bắt gặp nàng Kiou châu Phi bị ức hiếp hay nàng Kiều với tên Kiew ở nước Mỹ thời hiện đại. Kiều dưới con mắt của đạo diễn là hiện thân của sắc đẹp, sự thông minh, đau khổ và lòng tốt. Đạo diễn kể lại, một người bạn gốc Việt của ông ở Paris giới thiệu tác phẩm của Nguyễn Du cho ông đọc. Bản dịch và phân tích Kiều của Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Việt giúp Thiry thấm tinh thần của Nguyễn Du, làm nên bản chuyển soạn nhạc kịch vừa quen vừa lạ với khán giả Việt. 

RẰNG QUEN THÌ THẬT LÀ QUEN

Sân khấu bày biện đơn sơ. Chiếc dương cầm cạnh chiếc bàn để nhạc cụ dân tộc Việt, hai chiếc trống cái do hai nghệ sĩ gõ Việt Nam đảm nhiệm. Cả thảy tám nghệ sĩ trở thành trung tâm của nhạc kịch. Chừng ấy nghệ sĩ nhưng hóa thân đủ nhân vật tiêu biểu. Một nghệ sĩ sắm ba vai là chuyện nhỏ. Chẳng hạn Guillaume Francois đảm ba vai Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Odile Heimburger vào vai Đạm Tiên, Hoạn Thư, Kiều nước Mỹ, Thúy Vân. Pascal Durozier đóng Tú Bà, cậu con trai tật nguyền, Vương Viên Ngoại, Boko, Nguyễn Du.

Khán giả ít tiếp xúc với sân khấu thử nghiệm có phần lạ lẫm. Đạo diễn không cần căng phông bạt, chuyển cảnh phức tạp mà khán giả vẫn nhận thấy sự biến chuyển của bối cảnh, không gian đi theo diễn biến tâm lý nhân vật. Đạo diễn sử dụng thủ pháp sân khấu tối giản và ước lệ. Người dẫn chuyện và diễn viên khi hết màn có thể ngồi ghế nghỉ ngay phía sát cánh gà, để tới lượt lại bật dậy nhập vai như không.

Nghệ sĩ đa tài, đa năng là một trong những yếu tố làm nên một bản Kim Vân Kiều sống động. Nghệ sĩ thuần thục cả thoại, múa đương đại, khiêu vũ, hát lẫn phô diễn khả năng opera điêu luyện là điều không đơn giản. Tình yêu, bất hạnh, bạo lực, hy vọng và hạnh phúc đều dễ dàng được chuyển tải qua ánh mắt, vũ đạo hay lời hát lay động lòng người. 

Cảm giác lạ lẫm khi nhìn nghệ sĩ Pháp đóng Kiều nhanh chóng qua đi, khán giả tập trung vào sự hóa thân của họ. Nhạc cụ Việt như trống, sáo hòa quyện với dương cầm, vĩ cầm trong suốt vở diễn. Đạo diễn còn để Guillaume Francois dù không biết tiếng Việt vẫn gắng tập hát Dạ cổ hoài lang đầy cảm xúc.

Sarah Bloch xứng đáng nhận lời ngợi khen khi đảm vai Kiều. Nhìn Sarah diễn khán giả cảm nhận được ngay một nàng Kiều đa sầu đa cảm, tài năng, xinh đẹp nhưng hứng chịu chuỗi bất hạnh của tạo hóa. Giọng hát trữ tình truyền cảm, kỹ thuật biểu diễn chuyên nghiệp lôi cuốn khán giả.

Không đọc phụ đề khán giả vẫn dễ dàng đoán được ai Tú Bà, Hoạn Thư hay Sở Khanh hiện hữu trên sân khấu. Tú Bà do nam nghệ sĩ Pascal Durozier thủ diễn toát lên sự độc ác, mưu mô nhưng cũng đầy hài hước. Tinh thần hài hước trong bản diễn này đôi khi khiến khán giả Việt tròn mắt hoặc bật cười thú vị vì hành xử rất “tây”. Ấy là khi Kim-Kiều gặp nhau tình tự, Kim tạm biệt Kiều về quê chịu tang.

Không minh họa Truyện Kiều, đạo diễn người Pháp nhìn tác phẩm dưới con mắt của người Pháp và độ lùi lịch sử hàng trăm năm. Vì vậy Kim Vân Kiều vượt qua tính cá biệt của một quốc gia, vở diễn mang tính phổ quát cao hơn khi đề cập số phận con người. Ở đâu chẳng có những bất công, đau khổ nhưng trên hết là vẻ đẹp của sự bao dung, lòng tốt.

Đạo diễn nhắc tới quan niệm “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, phân tích, mổ xẻ và đưa ra quan điểm đầy bất ngờ. Nếu ở phần đầu Đạm Tiên trong cuộc hội ngộ với Kiều cảnh báo về cuộc đời sóng gió, sự bất công trong xã hội với những người “tài năng, sắc đẹp như thế nhưng vẫn phải đau đớn”. Trong đoạn cuối, cậu con trai tật nguyền nói thay thông điệp đạo diễn: Ông trời công bằng lắm đó. Hạnh phúc thực sự đến từ mình. Đó chính là lí do Kiều được chấm dứt tai họa sau 15 năm, sống hạnh phúc về sau.

Đạo diễn nhắc tới quan niệm “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, phân tích, mổ xẻ và đưa ra quan điểm đầy bất ngờ. Nếu ở phần đầu Đạm Tiên trong cuộc hội ngộ với Kiều cảnh báo về cuộc đời sóng gió, sự bất công trong xã hội với những người “tài năng, sắc đẹp như thế nhưng vẫn phải đau đớn”. Trong đoạn cuối, cậu con trai tật nguyền nói thay thông điệp đạo diễn: Ông trời công bằng lắm đó. Hạnh phúc thực sự đến từ mình. Đó chính là lí do Kiều được chấm dứt tai họa sau 15 năm, sống hạnh phúc về sau.

Bản diễn ở Trung tâm Văn hóa Pháp tối 25/9 có phụ đề tiếng Việt. Không cần phụ đề, khán giả vẫn cảm nhận rõ tinh thần Truyện Kiều của Nguyễn Du qua những nhân vật kinh điển như Kiều, Vân, Tú Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh, Kim Trọng, Từ Hải, vãi Giác Duyên. Tác phẩm thơ đồ sộ 3.254 câu nay được gói gọn trong khoảng 1 tiếng 40 phút trên sân khấu, vẫn toát lên cuộc đời truân chuyên “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của nàng Kiều.

Thú vị nghệ sĩ Pháp diễn Kiều ảnh 1

Nghệ sĩ Pháp hát “Dạ cổ hoài lang”.  Ảnh: NGUYÊN KHÁNH

Theo Tiền Phong
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.