Thực hiện quyết liệt các biện pháp căn cơ để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 8/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc làm việc với các bộ, cơ quan Trung ương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Theo đó, các bộ và cơ quan Trung ương gồm có: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; Đại học Quốc gia Hà Nội; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Ban Quản lý Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Hội Nhà báo Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống cho biết, năm 2021, Đảng, Nhà nước đã quan tâm sát sao, Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ trong tháo gỡ các khó khăn về thể chế, tạo điều kiện cho thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Ngay từ đầu năm, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021, trong đó đã xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công.

Phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau khi được kiện toàn tiếp tục xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 là một trong những trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất, xuyên suốt, kịp thời cùng với sự nỗ lực, đồng thuận của các cấp, ngành, đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Tính đến 30/11/2021, tổng số vốn của các bộ, cơ quan Trung ương thuộc đối tượng kiểm tra mới giải ngân được 22,72% tổng số vốn được phân bổ kế hoạch năm 2021. Một số bộ, cơ quan Trung ương giải ngân thấp, dưới 10%: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết, đến quý III/2021, một số dự án lớn của Bộ mới được phân bổ vốn và bắt đầu thực hiện các thủ tục đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông phấn đấu hết tháng 6/2022 hoàn thành việc giải ngân những dự án này.

Giải ngân được 62% tổng số vốn đầu tư công được phân bổ trong năm 2021, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết, Bộ phấn đấu giải ngân trên 98% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được phân bổ vốn đầu tư công 4 dự án phục vụ SEA Games vào cuối năm 2020, nhưng đến quý III/2021 mới xong thủ tục; đang tập trung hoàn thành giải ngân vào cuối năm 2021.

Trong khi đó, Bộ Y tế đạt tỷ lệ giải ngân 70% nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thủ tục các dự án đầu tư cơ sở 2 của một số bệnh viện tuyến Trung ương trong năm 2021, chuyển tiếp từ năm 2020 sang.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã nêu một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 như vướng mắc về thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; do ảnh hưởng của dịch COVID-19; giá các vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh; các dự án ODA cũng chịu tác động nặng nề của dịch bệnh; vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng…

Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng, công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, sự lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện ở một số bộ, ngành, còn thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, thiếu quyết tâm chính trị, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy. Công tác chuẩn bị dự án còn sơ sài, chất lượng kém nên vướng mắc khi triển khai. Việc phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu tập trung, lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế. Công tác thẩm định, tư vấn còn chậm; thủ tục đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư dự án còn bất cập…

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 16 bộ, cơ quan Trung ương đề nghị cho phép kéo dài kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 sang năm 2022; cho phép kéo dài kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 sang năm 2022; đề nghị Chính phủ nghiên cứu giải pháp để khắc phục mâu thuẫn về thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Để phấn đấu giải ngân năm 2021 ở mức cao nhất, giải ngân năm 2022 đạt 100% kế hoạch Quốc hội quyết định, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng, xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và của người đứng đầu; từ đó, có biện pháp quyết liệt, căn cơ hơn để giải quyết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Đồng thời, các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phát huy vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp công tác giải ngân vốn.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo về giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, trong đó phân định rõ phần vốn đầu tư công của các dự án chuyển tiếp từ năm 2020 sang năm 2021; các dự án mới được phân bổ vốn và cam kết hoàn thành giải ngân của các bộ, cơ quan Trung ương theo các mốc thời gian cụ thể; làm rõ nguyên nhân các dự án ODA chậm giải ngân...

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu củng cố, kiện toàn năng lực Ban Quản lý các dự án, đơn vị chủ quản đầu tư theo hướng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu ý kiến các bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân ách tắc trong triển khai những dự án xây dựng cơ sở hai của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai.

Về vấn đề giải phóng mặt bằng, Phó Thủ tướng yêu cầu, các bộ, cơ quan Trung ương cần tập trung vào những đề xuất, giải pháp cụ thể, trong đó, phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam… trong năm 2022./.

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.