Thực hiện thành công ca ghép gan cho bệnh nhi nhỏ tuổi với bệnh lý phức tạp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 25/3, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, vừa thực hiện thành công ca ghép gan cho bệnh nhi 5 tuổi bằng kỹ thuật nội soi lấy thuỳ gan trái từ người cho sống.

Kíp ghép gan của Bệnh viện đã thực hiện ca phẫu thuật nội soi lấy thuỳ gan trái từ người cho sống để tiến hành ghép gan cho bệnh nhi Đ.N.M, 5 tuổi, ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 17/3 vừa qua. Đây là ca ghép gan nhỏ tuổi nhất với bệnh lý phức tạp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, tháng 7/2021, bé M được phẫu thuật cắt gan do u nguyên bào gan ác tính tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 - Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em. Sau mổ, khối u tiếp tục phát triển ở phần gan còn lại. Bé M được điều trị hóa chất 10 chu kì ở trong nước và nước ngoài (Thái Lan). Tuy nhiên, khối u không đáp ứng với điều trị, dấu ấn ung thư (AFP) không những không giảm mà tiếp tục tăng rất cao.

Bệnh nhi được chụp PEP/CT tại Thái Lan cho thấy: khối u khu trú ở gan nhưng lan tràn nhanh nhiều u cả gan phải và trái, chưa di căn xa nhưng nguy cơ tiến triển rất xấu và tiên lượng tử vong sớm nếu không còn phương pháp nào điều trị. Các bác sĩ cho biết, ghép gan là lựa chọn duy nhất để chữa trị cho cháu bé. Gia đình đã đưa bé về Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tìm cơ hội ghép gan.

“Cả nhà không có ai đủ điều kiện, phù hợp để hiến gan cho bé M, chỉ có tôi là phù hợp nhất. Tôi sẵn sàng hiến tặng gan của mình để cứu sống cháu”, chị G. (cô ruột của bệnh nhi) là người hiến gan cho bé M chia sẻ.

Theo Đại tá,Tiến sĩ Lê Văn Thành, Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: “Đây là ca ghép gan nhỏ tuổi nhất với bệnh lý phức tạp, khó khăn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thể trạng của cháu bé yếu, nặng chưa đầy 15 kg do 10 đợt điều trị hóa chất liên tục. Sau điều trị hóa chất xuất hiện tình trạng ức chế tủy xương, thiếu máu, bạch cầu giảm”.

Sau hội chẩn của hội đồng chuyên môn Bệnh viện, kíp ghép gan tiến hành phẫu thuật nội soi lấy 2 hạ phân thuỳ: II & III của gan trái từ người cho sống (cô của bệnh nhi) để tiến hành ghép gan cho bệnh nhi.

Sau 7 giờ đồng hồ, ca ghép cho bệnh nhi được thực hiện thành công. Phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép là một trong những kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ kinh nghiệm của phẫu thuật viên, trang thiết bị dụng cụ máy móc hiện đại, đồng bộ.

Phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho người hiến gan như: can thiệp ít xâm lấn giúp giảm đau sau mổ tốt hơn mổ mở, thời gian phục hồi nhanh hơn, tính thẩm mỹ cao trong khi kết quả tương đương với mổ mở. Người hiến gan ra viện khoẻ mạnh sau mổ 5 - 6 ngày.

Tiến sĩ Lê Văn Thành cho biết thêm: Đây là trường hợp ghép gan nhỏ tuổi nhất được thực hiện tại Bệnh viện cho đến hiện tại. Ca ghép gan này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, đồng bộ đầy đủ cả nguồn nhân lực, trang thiết bị hiện đại, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các kíp phẫu thuật, gây mê, hồi sức, ban điều phối, các khoa liên quan…

Sau 1 tuần ghép, sức khỏe của bé M ổn định, bé tỉnh hoàn toàn, nói chuyện tốt, vận động nhanh nhẹn, ăn ngon miệng, chức năng gan ghép hoạt động tốt; các thông số hô hấp, huyết động,… trong giới hạn bình thường. Bệnh nhi đã được về Khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy điều trị tiếp tục.

Đây là lần thứ 3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ca phẫu thuật nội soi lấy mảnh gan ghép từ người hiến sống để tiến hành ghép gan. Hiện nay trên thế giới chỉ có một số ít các Trung tâm Gan mật và Ghép gan tại các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc mới có thể thực hiện được phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan từ người hiến sống.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.