Thực hư chuyện Cù Lao Chàm bị san ủi rừng đặc dụng để làm đường

(Ngày Nay) - Xung quanh ý kiến trái chiều về tình trạng xây dựng gây tác động tiêu cực tới khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Hồng Quang - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam.
Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm

Ông Nguyễn Hồng Quang khẳng định:  Vừa qua, khi có một số thông tin khác nhau về dự án trên đảo Cù Lao Chàm, lãnh đạo UBND tỉnh đã cùng với các ngành trực tiếp đi kiểm tra, nắm thực tế. Quan điểm trước sau của tỉnh là rất quan tâm đến tác động của các dự án đến môi trường, không đánh đổi môi trường. Trong đó luôn đặt mục tiêu giữ gìn, bảo tồn cũng như phát huy các giá trị của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Vì vậy, tất cả các dự án đầu tư xây dựng quanh khu vực này đều đã được tỉnh chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với chủ đầu tư, đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình triển khai thực hiện.

Dự án Khu du lịch sinh thái biển Cù Lao Chàm được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vào năm 2005 và 2006. Chủ đầu tư đã triển khai một số hạng mục theo đúng quy hoạch và giấy phép được duyệt trước khi Cù Lao Chàm được công nhận trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới (năm 2009). 

Theo quy định của pháp luật, trường hợp này không cần phải làm lại ĐTM, nhưng tỉnh đã yêu cầu Công ty thương mại – đầu tư – du lịch Cù Lao Chàm vừa nghiêm túc chấp hành đầy đủ ĐTM được duyệt, đồng thời phải cập nhật thông tin về Khu dự trữ sinh quyển thế giới này để trong quá trình thực hiện dự án không gây các tác động tiêu cực. Trước các yêu cầu của tỉnh, chủ đầu tư đều chấp hành nghiêm túc.

Chưa phát hiện xây dựng sai quy hoạch

Thưa ông, có thông tin về việc chủ đầu tư đưa máy móc san ủi xuyên vào những mảng rừng tự nhiên để mở đường vào khu du lịch thì sao, tỉnh có nắm được tình hình?

Trong quá trình kiểm tra, giám sát việc triển khai dự án, chúng tôi chưa phát hiện ra tình trạng xây dựng sai phép, sai quy hoạch.

Ban đầu, tỉnh cấp thu hồi, giao cho Doanh nghiệp 259,2ha từ bình độ 150m trở xuống. Sau đó điều chỉnh chỉ còn 25,88ha và đã tiến hành cắm mốc thực địa. Công ty thương mại – đầu tư – du lịch Cù Lao Chàm thi công tuân thủ theo quy hoạch được duyệt tại QĐ số 2989/QĐ- UBND ngày 25/9/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái biển Cù Lao Chàm và theo diện tích đất được UBND tỉnh giao. 

Theo đó, các loại đất thuộc phạm vi dự án được quy định rất rõ như sau: đất mặt nước biển, đất hoang đồi núi, đất hoang bằng, đất lúa, đất màu.  Không có bất cứ diện tích nào là đất rừng đặc dụng.

Ngoài chuyện đất rừng, có ý kiến lo ngại khi đi vào hoạt động, khu du lịch này sẽ lấy hết nguồn nước ngọt của dân đảo. Lo ngại này có cơ sở không?

Trước khi chấp thuận cấp phép đầu tư cho bất kỳ dự án nào, chúng tôi đều nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng mọi tác động về mội trường, sinh thái, đời sống người dân xung quanh…

Cụ thể đối với dự án Khu du lịch sinh thái biển Cù Lao Chàm, trong các quyết định phê duyệt quy hoạch, đều ghi rõ nguồn cung cấp nước lấy từ nguồn nước tự chảy khu vực khe núi đá phía Bắc.

Việc khai thác nguồn nước ngầm sử dụng cho dự án (nếu có) phải hạn chế đến mức thấp nhất và chỉ khi thật cần thiết, các phương án khác không đảm bảo mới được sử dụng…

Còn để chuẩn bị hạ tầng lâu dài cho phát triển du lịch, tỉnh Quảng Nam đã có những bước đi vững chắc, trong đó có việc chuẩn bị sẵn nguồn nước ngọt. Tỉnh đang xây dựng hồ chứa nước với công suất 1.500m3/ ngày đêm dự kiến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành.

Theo tính toán của chúng tôi và các đơn vị tư vấn, hồ chứa nước ngọt này sẽ đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho toàn bộ 2.800 người dân trên đảo cũng như phục vụ các khu du lịch khi đi vào hoạt động. Bởi vậy, lo ngại về việc khu du lịch sinh thái Cù Lao Chàm sẽ lấy hết nguồn nước ngọt của người dân là không có cơ sở.

Cho phép đầu tư Quảng Nam đã tính toán

Trước khi cấp phép xây dựng cho dự án, tỉnh có tính đến chuyện này không, thưa ông?

Mong muốn của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng như chính quyền và người dân Cù Lao Chàm là phát triển du lịch theo hướng bền vững, phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn các giá trị vô giá của khu dự trữ sinh quyền thế giới Cù Lao Chàm.

Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến của chính quyền và người dân địa phương để đưa ra các quyết định phù hợp. Các cuộc họp bàn về việc triển khai hay kiểm tra các dự án ở đảo Cù Lao Chàm đều có sự tham gia của các đơn vị liên quan, trong đó có đại diện chính quyền địa phương.

Chúng tôi cũng phân cấp cụ thể cho các sở, ngành, chính quyền địa phương trong việc theo dõi sát quá trình triển khai xây dựng của các dự án du lịch ở Cù Lao Chàm cũng như tất cả các dự án trên địa bàn tỉnh.

Khu du lịch sinh thái Cù Lao Chàm khi đi vào hoạt động sẽ đem lại triển vọng như thế nào cho ngành du lịch tỉnh nhà?

Những năm gần đây, Cù Lao Chàm đã và đang trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách. Lượng khách du lịch ra đảo tăng nhanh, trong khi hạ tầng manh mún, tự phát, công tác quản lý phát triển du lịch còn những bất cập.

Quảng Nam muốn phát triển mạnh du lịch thì phải có những dự án được đầu tư bài bản, nghiêm túc mới thu hút được du khách. Tất cả các dự án ở Cù Lao Chàm đều đang được triển khai theo hướng giảm tối đa tác động đến môi trường sinh thái, đảm bảo nghiêm việc bảo tồn, giữ gìn Khu dự trữ sinh quyền thế giới. Như chúng ta đều biết trong quá trình phát triển, không thể không có sự tác động đến môi trường, nhưng vấn đề là phải lựa chọn phương án đảm bảo hài hòa lợi ích của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp. 

Đối với dự án này; chúng tôi biết ý tưởng thiết kế dự án là đề cao việc bảo tồn, tôn trọng các giá trị thiên nhiên và con người, hạn chế việc can thiệp ít nhất vào tự nhiên, tận dụng và giữ những gì có sẵn. Không chỉ về thiết kế kiến trúc, mà mật độ xây dựng và các vật liệu sử dụng tại dự án cũng thể hiện được sự hài hòa tối đa với thiên nhiên. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo nên một điểm nhấn, một sơ sở lưu trú đẳng cấp… 

Đó chính là những lý do thuyết phục địa phương trong việc đồng ý cho chủ đầu tư xây dựng dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.