Thói quen thức khuya dậy muộn vào sáng hôm sau làm cho nhịp sinh học của cơ thể bị phá vỡ. Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi hoạt động của các cơ quan bên trong, làm rối loạn nội tiết tố. Đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da, đặc biệt là mụn. Thậm chí, chu kì kinh nguyệt của các bạn nữ cũng có thể bị ảnh hưởng do thói quen xấu này.
Da bị lão hóa nhanh
Thời điểm tái tạo da tốt nhất là vào ban đêm. Vậy nên, việc ngủy quá muộn sẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào của da thất thường, ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào biểu bì, sẽ làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện dày đặc các nếp nhăn, xỉn màu.
Tăng cân
Thức khuya sẽ không cho bạn giấc ngủ trọn vẹn. Nếu bạn không ngủ đủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, khi bạn thức khuya bạn sẽ có cảm giác đói và bạn sẽ phải ăn thêm, nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Điều này, diễn ra lâu dần sẽ gây ra mô mỡ dày trong cơ thể, gây tăng cân.
Suy yếu hệ thống miễn dịch
Ngủ muộn phá hủy các tế bào máu trắng, gây hại đến khả năng miễn dịch cơ thể. Vì vậy, những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người ngủ sớm.
Nhức đầu
Bạn sẽ có cảm giác choáng váng vào sáng hôm sau do bộ não bị chấn thương nhỏ do bạn ngủ muộn. Mặc dù, bộ não được trang bị để đối phó với những cú sốc nhỏ nhưng bạn thức khuya trong một khoảng thời gian dài, sẽ dẫn đến tổn thương não, gây nhức, đau đầu. Điều này, còn ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống thần kinh trung ương, làm suy yếu khả năng phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Mắt bị tổn thương
Sau một ngày hoạt động liên tục, thời gian ban đêm là lúc mắt được nghỉ ngơi và điều tiết trở lại. Thói quen thức khuya lại khiến mắt bạn phải tiếp tục làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng. Nếu bạn thức khuya thường xuyên sẽ dẫn đến các vấn đề về mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng, giảm thị lực...
Mắc các vấn đề về tâm lí và stress
Sáng hôm sau là khoảng thời gian bạn thường ngủ bù nhưng chất lượng giấc ngủ sẽ không tốt vì bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như tiếng ồn ào, ánh sáng, bụi bẩn... Chất lượng giấc ngủ bị giảm sút sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng, cơ bắp không được thư giãn hoàn toàn, làm bạn dễ stress và căng thẳng sau khi thức dậy.
Nguyên nhân gây bệnh tim và đột quỵ
Ngủ ngày thay đêm làm cho các hoạt động học tập, nghỉ ngơi, ăn uống đều bị đảo lộn, khiến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh nguy hiểm hàng đầu như đột quỵ, tiểu đường, các bệnh tim mạch, đau dạ dày, suy gan, thận,…
Cơ bắp uể oải, lười hoạt động
Bạn ngủ dậy quá muộn vào buổi sáng hôm sau sẽ khiến cho cơ bắp không được thư giãn, máu không lưu thông, tay chân bị tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu chính vì vậy sẽ khiến bạn lười hoạt động, cả ngày cơ thể sẽ trong trạng thái mệt mỏi. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ khiến cho sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương và hệ cơ của trẻ em.
Theo VietQ