‘Tiếng kêu cứu’ của những di sản thế giới đang bị đe dọa

Một số địa danh di sản thế giới được Unesco công nhận đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn dẫn đến nguy cơ bị phá hủy nghiêm trọng.
‘Tiếng kêu cứu’ của những di sản thế giới đang bị đe dọa

Maichu Picchu, Peru

‘Tiếng kêu cứu’ của những di sản thế giới đang bị đe dọa ảnh 1

Đây là thành phố bị đánh mất của người Inca được Unesco công nhận là di sản thế giới. Tuy nhiên nơi này hiện đang bị phá hủy nghiêm trọng bởi nạn khai thác gỗ trái phép và quản lý chất thải yếu kém.

Các chuyên gia ở Peru còn cho biết, do các phương tiện giao tông đi lại nhiều nên nơi đây tạo ra những vết nứt tương tự như những trận động đất dẫn tới sự sụp đổ của các ngôi chùa và các cấu trúc khác.

Số lượng du khách tới đây hàng ngày khoảng 2500 lượt người cũng đe dọa sự an toàn của thành phố cổ này.

Thị trấn Omori, Nhật Bản

Thị trấn phía Tây nhật bản này nằm trong danh sách những di tích và di sản được Unesco công nhận. Điểm đặc biệt của thị trấn này là mỏ bạc với những dãy nhà cổ. Sau cuộc vận động hành lang chính trị Nhật Bản, Omori được biết đến nhiều hơn và hơn một năm sau đó, gần một triệu khách du lịch đổ về phá vỡ lối sống tĩnh lặng của cộng đồng nơi đây.

Lệ Giang, Trung Quốc

‘Tiếng kêu cứu’ của những di sản thế giới đang bị đe dọa ảnh 2

Thị trấn 800 tuổi ở miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của Trung Quốc. Những người ngoại tỉnh và người kinh doanh đã đổ tới đây gây tranh cãi với đông bào dân tộc thiểu số ở đây vì họ cho rằng những người ngoại tỉnh đã “cướp mất thị trấn của họ”. Đầu năm 2000, nhiều khu đường phố cổ thuộc hơn 90% những người ngoại tỉnh.

Khách du lịch hàng năm tăng lên từ 150.000 người đến 2,8 triệu người. Văn hóa địa phương cũng bị pha tạp khiến vùng đất này mất đi bản sắc riêng.

Mont Saint-Michel, Pháp

‘Tiếng kêu cứu’ của những di sản thế giới đang bị đe dọa ảnh 3

Quốc đảo này là một trong những di sản tuyệt đẹp của Pháp từ thế kỷ thứ 8. Đây là một địa điểm hành hương quan trọng thời Trung Cổ và tưng trải qua nhiều biến đổi nhưng luôn lãng mạn và tín hữu. Ngay cả khi nó trở thành nhà tù trong cuộc Cách mạng Pháp.

Với dân số thường trú chỉ khoảng 50 người với diện tích 247 mẫu Anh, hiện tại Mont Saint-Michel thu hút hơn hơn 2,8 triệu du khách mỗi năm. Trong khu quốc đảo này có đầy đủ tàu điện ngầm, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, bất cứ thứ gì bạn có thể tưởng tượng.

Tuệ Linh

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.