Tiếng vọng nghìn năm từ những miền quê xứ Đoài

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngoài vùng lõi Thủ đô, 18 huyện, thị xã cũng là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long, văn hóa xứ Đoài. Tất cả đều đang chung tay phát triển văn hóa, du lịch từ những tiềm năng sẵn có.
Làng cổ Đường Lâm.
Làng cổ Đường Lâm.

Giữ văn hóa từ chén nước vối, bánh chè lam

Đến làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, người ta như lạc vào một thước phim bến nước sân đình tưởng chỉ xuất hiện trong những bộ phim tài liệu cũ. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ, trấn Sơn Tây, trong đó có 5 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

Thong dong bước vào cổng làng Mông Phụ, du khách được sống chậm khi tản bộ ngắm những bức tường đá ong rêu phong, những sân phơi lố nhố những vại tương thơm phức mùi đỗ từ Cam Thịnh qua Cam Lâm, Đoài Giáp… Nhưng thích nhất là được sà vào các quán nước ven đường, ven chợ Mía, nơi có các bà các mẹ giản dị ngồi với cái sạp hàng chỉ toàn quà quê như trứng gà Mía luộc sẵn, bánh tẻ, chè kho… Người thì thích chiếc kẹo lạc giòn tan, người nhón miếng chè lam sực mùi gừng cay nồng, người lại bị vị ngọt sánh của những chiếc bánh gai mê hoặc cùng chén nước vối, nước chè nghi ngút khói…

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin, UBND thị xã Sơn Tây, sau hơn 16 năm vinh dự được xếp hạng là di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, Di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã trở thành điểm đến hấp dẫn. Ngoài hội tụ một khối lượng di sản văn hóa lớn như 100 ngôi nhà cổ, 50 di tích các loại gồm đình, đền, chùa, miếu, lăng, quán, nhà thờ, nhà thờ họ, 15 lễ hội, 2 cổng làng, Đường Lâm còn có ẩm thực phong phú.

“Gần 20 năm qua, các hộ dân ở làng đã chung tay xây dựng, bảo tồn các sản phẩm du lịch, trong đó có ẩm thực phục vụ du khách. Đó là gà Mía, chè tươi, nước vối, rượu gạo nếp, khoai lang Đồng Bường, kẹo lạc thôn Đông Sàng, bánh gai của người Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Lâm, Đoài Giáp…”, bà Kim Dung cho biết. Trong số các sản phẩm trên, các loại được khách du lịch ưa chuộng và tiêu dùng nhiều nhất là kẹo các loại, hộ có số doanh thu bán ra nhiều là xưởng sản xuất kẹo của gia đình ông Hiền Bao (thôn Đông Sàng), tương bần thì có hộ ông Hà Hữu Thể (thôn Mông Phụ), bánh gai có hộ bà Nhung Ổn, Cường Lợi (thôn Đông Sàng)… Hai loại được khách du lịch ưa chuộng và tiêu dùng nhiều, đó là thịt lợn quay đòn, thịt và trứng gà Mía. Đây là hai món ăn phổ biến thường xuất hiện đều đặn ở các bữa cơm dành cho khách du lịch.

Các món ăn trong bữa cơm hay các sản phẩm bánh kẹo ở Đường Lâm đều thể hiện sự sáng tạo, khéo léo của người dân bản địa. Nó tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu, gia vị, các vật liệu phụ kèm đến cách thao tác, bày biện, và các sản phẩm ở Làng cổ Đường Lâm luôn thiên về các phương pháp thủ công truyền thống: Cách thức nấu kẹo dồi, cách ướp thịt quay đòn hay quá trình nghiền bột nấu mẻ chè lam như ý, vừa dẻo, thơm, vừa phải không ngọt quá để chiều lòng thực khách… Các món ngon của vùng đất cổ kính do chính người dân sáng tạo ra từ các nguyên liệu sẵn có của vùng bán sơn địa này.

Bà Kim Dung cho biết thêm: Các giá trị ẩm thực của di tích Làng cổ Đường Lâm là một tài sản quý mà các bậc tiền nhân đã để lại, đang được hậu thế kế thừa, bảo tồn và phát triển. Nhưng để cho các giá trị ẩm thực đó được bảo tồn, phát triển một cách khoa học, bền vững và ngày càng thu được những kết quả cao, cần có rất nhiều giải pháp và kết hợp thực hiện giữa nhiều bộ phận, đó là nhân dân địa phương, Nhà nước, nhà khoa học, truyền thông quảng bá, sự giao lưu, học tập, trao đổi, trong đó có yếu tố nổi bật nữa là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kế cận.

Phục dựng lễ hội truyền thống

Tiếng vọng nghìn năm từ những miền quê xứ Đoài ảnh 1

Đấu vật ở xã Hồng Hà,, Đan Phượng.

Vài năm gần nay, người dân xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội được mãn nhãn với những màn đấu vật gay cấn trên sới vật khang trang và bề thế. Hiếm có xã ngoại thành nào được đầu tư một sân vật hoành tráng thế. Cứ tới mùng Bốn Tết Nguyên đán, tiếng trống vật lại giục giã, thôi thúc người dân trong vùng kéo đến sới vật xã Hồng Hà để theo dõi giải vật dân tộc.

Mở đầu keo đấu, các đô vật sẽ bắt tay chào nhau thực hiện động tác “se đài” trên nền trống vật giục giã, sau đó là những màn so găng hấp dẫn. Người chiến thắng là người làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” hoặc nhấc bổng được đối phương lên khỏi mặt đất. Trận đấu nào cũng lôi kéo hàng nghìn khán giả, khán đài kín đặc, rồi cả đám đông người và xe chen chân đứng trên đê dõi xuống, thậm chí có người vì chậm chân hết chỗ mà leo cây ngồi vắt vẻo…

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Hồng Hà, giải vật của xã được tổ chức lần đầu tiên năm 1960 gắn với lễ hội đầu xuân và được duy trì đều đặn cho đến nay. Để bồi đắp tinh thần vật võ, xã Hồng Hà đã thành lập câu lạc bộ vật từ năm 2012, thu hút nhiều người cao tuổi có tâm huyết muốn truyền đam mê, sở thích và bồi dưỡng kỹ thuật vật cho thế hệ trẻ. Câu lạc bộ cũng “bắt tay” với Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở Hồng Hà phối hợp tuyển chọn những em từ 10-12 tuổi có năng khiếu vật, tiếp tục gặp gỡ gia đình các em để tuyên truyền, vận động đưa các em vào câu lạc bộ tập luyện sau những giờ học chính ở trường. Để tăng cường kỹ thuật, Câu lạc bộ vật xã Hồng Hà cũng đón giáo viên tại các trung tâm thể dục thể thao về bồi dưỡng cho các em.

Càng ngày, truyền thống vật ở xã Hồng Hà càng được bồi dưỡng, nhân rộng, người dân địa phương vừa bảo tồn bản sắc văn hóa đẹp của quê hương, vừa tôn vinh tinh thần thượng võ, rèn luyện sức khỏe mà bao đời cha ông đã khởi xướng.

Là “cửa ngõ phía Tây Kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”, huyện Đan Phượng được biết đến là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian. Ngoài vật truyền thống ở Hồng Hà, còn rất nhiều loại hình nghệ thuật đang được gìn giữ và phát huy trong thời đại mới như hát ca trù ở xã Thượng Mỗ, thổi cơm thi ở hội Dày, hát chèo Tàu tượng ở hội Gối, hội thả diều Bá Giang, bơi chải ở Đồng Tháp, rước cây bông ở Trung Hà... Theo thống kê, trên địa bàn huyện Đan Phượng có trên 56 lễ hội truyền thống; trong đó 5 lễ hội quy mô cấp xã; tất cả đều đang được gìn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đông vui nhất là mùa lễ hội từ tháng Giêng đến tháng Tám Âm lịch hàng năm.

Sôi nổi “cuộc cách mạng” công nghiệp văn hóa

Tiếng vọng nghìn năm từ những miền quê xứ Đoài ảnh 2

Không chỉ ở Sơn Tây, Đan Phượng, khắp các vùng quê ngoại thành Hà Nội đang sôi nổi thực hiện công nghiệp văn hóa theo chỉ thị của Thành phố.

Huyện Mỹ Đức nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 50 km, vốn là vùng đất cổ, truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Theo ông Đặng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Mỹ Đức, huyện đang tăng cường chỉ đạo, quán triệt tới các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân địa phương và toàn xã hội xác định rõ nhận thức vị trí, vai trò của văn hóa, coi văn hóa thực sự “đứng ngang hàng với kinh tế, chính trị”, lấy văn hóa, con người làm nền tảng, nguồn lực, động lực quan trọng phát triển bền vững. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong nhân dân, đặc biệt là rối Tế Tiêu, cồng chiêng An Phú, các làng nghề cổ truyền như dệt Phùng Xá, thêu ren Thượng Lâm, mây tre đan An Mỹ... Đồng thời phát huy giá trị di tích, đặc biệt chú trọng quần thể di tích - danh thắng Quốc gia đặc biệt Hương Sơn (chùa Hương).

Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Hà Nội sẽ phát triển công nghiệp văn hóa trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp, phát triển văn hóa Thăng Long-Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Công nghiệp văn hóa là sản phẩm của văn minh thời kỳ “hậu hiện đại”; song công nghiệp văn hóa không mâu thuẫn với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Ngược lại, nếu biết phát huy thế mạnh truyền thống làm “chất liệu” để tái sáng tạo các sản phẩm mới chính là phương cách kết hợp truyền thống và hiện đại.

Tương tự, Ba Vì cũng đã và đang ưu tiên đầu tư bảo tồn các lễ hội lớn trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với việc thờ phụng Tản Viên Sơn Thánh như: Lễ hội đình Tây Đằng, lễ hội đình Khê Thượng, lễ hội đình Đông Viên… Huyện cũng đang đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội Đình Tây Đằng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Huyện Thanh Trì với 154 di tích lịch sử văn hóa phân bố trên địa bàn 15 xã và 45 lễ hội truyền thống cũng đã kịp ban hành, triển khai Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026” với tổng kinh phí hơn 356 tỷ đồng. Dự án nhằm tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn, phát huy giá trị di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội dân gian, truyền thống…

Với vị trí đặc biệt của văn hóa Hà Nội trong tổng thể văn hóa dân tộc, việc phát triển Công nghiệp văn hóa không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm; mà còn phải gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.