Tiết lộ bất ngờ về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng từ người chồng cũ

(Ngày Nay) - Vốn xuất thân là một thợ may, chuyên sửa quần áo tại chợ Hạ Long 2 (phường. Bạch Đằng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh),bà Phạm Thị Yến đã có chồng và 2 con nhưng đã ly hôn từ năm 2017. Mới đây, chồng cũ của bà Yến lên tiếng tiết lộ rằng  trong quá trình còn chung sống với nhau, bản thân ông đã từng nhiều lần khuyên vợ hãy dừng ngay việc sử dụng tâm linh để mê hoặc người khác nhưng bà này đều bỏ ngoài tai.

 

 

Bà Phạm Thị Yến trong một buổi giảng đạo tại chùa Ba Vàng.
Bà Phạm Thị Yến trong một buổi giảng đạo tại chùa Ba Vàng.

Kể từ khi sự việc bà Phạm Thị Yến (thường được gọi là bà Yến “bắt ma” – PV) tự nhận là nhà hoạt động Phật giáo có pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán thường xuyên xuất hiện tại các buổi tọa đàm và trong các tài liệu tuyên truyền của chùa Ba Vàng để thu hút người dân kéo về đây “thỉnh vong”, “giải oan gia trái chủ”… được các cơ quan báo chí vào cuộc phản ánh và bị dư luận lên án mạnh mẽ thì người dân sinh sống tại tổ 6, khu 5 (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cũng không cảm thấy quá bất ngờ.

Lý do là vì từ năm 2010 - 2011, người phụ nữ này đã bắt đầu thực hiện các hoạt động được cho là đi “bắt vong gọi hồn” – bị người dân địa phương xem như là một dạng lừa đảo. Ông Trần Văn Thân, Tổ trưởng tổ dân phố số 6 phường Hồng Hải cho biết: ‘Ngày trước, bà Yến là thợ may ở chợ Hạ Long 1. Tuy nhiên bà Yến rời địa phương đã lâu. Cách đây 1 thời gian, bà về địa phương ký giấy xác nhận để làm thủ tục ly hôn chồng. Vợ chồng bà Yến ra tòa ly hôn từ hơn 3 năm nay. Từ ngày ly hôn, ông Đàm (chồng cũ của bà Yến) một mình gánh vác làm lụng để kiếm tiền nuôi dạy 2 con”.

Cũng theo ông Thân thì thời điểm còn sinh sống ở địa phương này, bà Yến có cuộc sống của một người phụ nữ bình thường, không có bất kỳ chuyện mâu thuẫn hay va chạm gì với xóm giềng. Bà Yến sống khép kín nên rât ít giao lưu với mọi người xung quanh. Hầu như, chỉ có chồng bà Yến tham gia các sinh hoạt tại địa phương mà thôi. Từ ngày ly thân, bà Yến bỏ lên chùa Ba Vàng ở luôn không thấy về nữa.

 Tiết lộ bất ngờ về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng từ người chồng cũ ảnh 1

Ngôi nhà tại tổ 6, khu 5 phường Hồng Hải, TP. Hạ Long - nơi trước đây bà Yến từng sinh sống cùng chồng và các con.

Bà Thoan, một hàng xóm khác chia sẻ: “Hơn 10 năm trước, tôi nghe nói bà Yến phát hiện bị ung thư vòm họng. Bà Yến cho rằng mình mang nghiệp nặng từ kiếp trước nên bỏ lên chùa Ba Vàng sống để giải nghiệp, chữa bệnh. Từ năm đó chúng tôi ít gặp bà Yến”.

Bà Tuyết, người dân ngõ 3, tổ 6 thì cho hay: “Mấy hôm nay, người dân ở địa phương xôn xao về vụ việc trên. Bà Yến không có hiềm khích với xóm làng. Lần cuối cùng tôi gặp bà Yến cách đây mấy năm. Khi đó bà Yến về nhà cũ dọn dẹp nhà cửa. Tôi có đi chùa nhưng chưa bao giờ đến chùa Ba Vàng. Nhiều người tin vào các bài giảng của bà Yến. Thậm chí khi tôi đau chân, có người còn bảo tôi vào trong chùa Ba Vàng vì ‘cô Yến có thể chữa được”.

Trước những đồn đoán về nguyên nhân khiến bà Yến bỏ nhà đi lên chùa Ba Vàng sinh sống hơn 10 năm trước để chữa bệnh ung thư cho mọi người và “cứu dân độ thế”, ông Phan Văn Đàm (SN 1960 – trú tại ngõ 13, tổ 6,  khu 5, phường Hồng Hải, TP.Hạ Long) là chồng cũ của bà Yến, hiện đang làm nghề lái xe ôm khẳng định: thông tin đó là hoàn toàn sai sự thật.

“Bà Yến không chỉ nói với hàng xóm mà còn tung tin khắp nơi việc mình bị bệnh nan y. Thời điểm còn chung sống, thấy bà Yến tuyên truyền chuyện hoang đường về tâm linh… tôi nhiều lần khuyên nhủ nhưng bà ấy không nghe. Cuộc sống vì thế nảy sinh nhiều vấn đề. Hơn ai hết, tôi hiểu vợ cũ của tôi là người như thế nào. Từ ngày ly hôn, duyên nợ hết, tôi tự mình gồng gánh nuôi con nhỏ học đại học. Hai vợ chồng cũng cắt đứt liên lạc từ ngày đó. Hiện con trai lớn của tôi đã trưởng thành và ra ở riêng. Sự quan tâm lớn nhất lúc này của tôi là người con út”, ông Đàm tiết lộ.

Được biết, bà Yến “bắt ma” có tên thật là Phạm Thị Yến (SN 1970), pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán, là chủ nhiệm 1 câu lạc bộ tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh. Người phụ nữ này dù không nắm giữ chức vụ nào cụ thể nào tại chùa Ba Vàng (TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thế nhưng sức ảnh hưởng của bà Yến tới ngôi chùa này là rất lớn. 

Liên quan đến vụ việc trên, thông tin từ ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch UBND TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã giao cơ quan công an vào cuộc xác minh dấu hiệu hoạt động mê tín dị đoan và một số biểu hiện vi phạm khác diễn ra tại chùa Ba Vàng. Dự kiến sáng ngày 23/3, UBND TP Uông Bí sẽ làm việc với bà Phạm Thị Yến - Phật tử chùa Ba Vàng và Sư trụ trì chùa Ba Vàng.

TIN LIÊN QUAN
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.