Tiêu chí đảm bảo an toàn cho trẻ em sinh sống tại chung cư

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra vụ việc trẻ em rơi từ chung cư cao tầng xuống đất gây tử vong, hiện tượng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh trong việc áp dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ con trẻ khi ở nhà.
Tiêu chí đảm bảo an toàn cho trẻ em sinh sống tại chung cư

Vào cuối tháng 8 năm 2020, nhiều người dân tại khu chung cư ngõ 242 phố Hoàng Ngân (phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ nghe thấy tiếng động lớn phát ra từ phía sảnh tòa nhà. Khi tới kiểm tra, họ phát hiện một bé gái nằm bất động trên nền đất.

Sau đó, người chạy ra thì phát hiện một bé gái nằm bất động và đã tử vong. Người dân đã trình báo cơ quan chức năng nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân.

Được biết, bé gái này sống với bố mẹ tại tầng 12 của tòa chung cư. Thời điểm xảy ra vụ việc, bố mẹ cháu bé không có ở nhà. Nguyên nhân được xác định là do cháu bé bị ngã ra ngoài khi cửa sổ không có thanh chắn song sắt.

Cách đó 8 tháng, vào 8h sáng ngày 13/1, Công an phường Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) nhận được tin báo tại chung cư 283 Khương Trung có một cháu bé rơi từ tầng cao xuống mặt đất.

Thông tin từ cư dân toà nhà cho biết, nạn nhân là một bé gái sinh năm 2015, cháu bé sinh sống tại tầng 25 của tòa nhà cùng gia đình.

Gần đây nhất vào ngày 28/2 năm 2021, người dân tại tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng phát hiện một bé gái ở ban công một căn hộ tầng 12A (tầng 13 của chung cư). Bé gái bất ngờ trèo qua lan can, tụt ra phía ngoài ban công.

Rất may mắn bé gái sau khi trượt tay ngã xuống đã được một người đỡ ở phía dưới. Sau khi được cứu sống, bé gái được đưa tới Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả chụp X Quang có trật khớp háng bên phải (các bác sỹ khoa Chỉnh hình Nhi đã nắn chỉnh và đặt máng bột cố định tạm thời).

Đặc điểm chung của những vụ việc trên đều xuất phát từ việc các căn hộ chung cư không lắp đặt các rào chắn ban công, cửa sổ để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) khuyến cáo khi sinh sống tại các khu chung cư cao tầng, để đảm bảo tính mạng cho con em, cha mẹ nên lưu ý một số điều như sau:

Ban công phải cao: Trong những lưu ý đặc biệt khi ở nhà chung cư, ban công là một trong những nơi cần được quan tâm nhất. Lan can ban công nhà cao tầng tối thiểu phải cao 1,1m. lan can được làm thanh dọc, tuyệt đối không làm thanh ngang phòng trường hợp trẻ nghịch ngợm, thích leo trèo.

Cửa sổ tối thiểu cao từ 1m: Bên cạnh đó, chiều cao cửa sổ trong mỗi căn hộ cao từ 1m trở lên tính từ mặt sàn lên bậu cửa sổ. Cửa sổ phải lắp đặt thêm chấn song hoặc lưới an toàn ở ban công. Các cạnh trống của sàn, ban công, lô gia, mái, giếng trời và các lỗ mở phải có thanh chắn có khả năng chịu được tác động của lực ngang và đảm bảo khe hở không đút lọt quả cầu có đường kính 100mm.

Các cửa chính, cửa sổ cần phải có chốt khóa an toàn. Các gia đình cũng không được kê giường, tủ, bàn ghế cạnh cửa sổ, ngoài ban công nhằm hạn chế việc trẻ con trèo lên cửa sổ, bàn ghế gây tai nạn.

Để đảm bảo an toàn, các gia đình có trẻ nhỏ nên lắp đặt lưới bảo vệ an toàn để đảm bảo thẩm mỹ và tạo sự thông thoáng. Hơn nữa trong trường hợp khẩn cấp, người bên trong căn hộ muốn thoát hiểm có thể dùng kìm cắt lưới dễ dàng.

Thực tế có một số gia đình thường xuyên bế trẻ ra ban công ăn uống, đứng chơi. Điều này dễ tạo ra cho trẻ thói quen xấu, không ý thức được sự nguy hiểm khi ở vị trí cao. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ hiếu động, thường khám phá ra những khu vực mới mẻ nhưng lại đầy nguy hiểm để chơi trốn tìm, thả diều… như sân thượng tại các khu tập thể cũ, nhà cao tầng. Khu vực này thường không có rào chắn hoặc tường bao rất thấp nên nếu không để ý rất dễ xảy ra tai nạn.

Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, bên cạnh việc triển khai các biện pháp an toàn trong căn hộ, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng sống tại các khu nhà cao tầng. Với trẻ từ 0 – 6 tuổi, do chưa thể dạy chúng kỹ năng thoát hiểm nên phụ huynh phải thường xuyên để mắt đến trẻ nhỏ; tuyệt đối không để trẻ ở nhà một mình vì điều này dễ khiến trẻ hoảng sợ, lo lắng và hay tìm cách thoát ra ngoài tìm người thân…

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.