Tìm lại chỗ đứng cho tác giả ‘Giận mà thương’

Điệu ví “Giận mà thương” nổi tiếng và phổ biến, nhưng tác giả là nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong lại chịu thiệt thòi. Tỉnh Nghệ An vừa hoàn thiện hồ sơ xét đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác giả Nguyễn Trung Phong.
Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong
Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong

Sự nghiệp đáng nể

 Các diễn giả chung nhận định nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong dù sự nghiệp khá đồ sộ của ông hiện nay vẫn chưa được ghi nhận xứng đáng. Ông xứng được danh hiệu cao quý của nhà nước, tại tọa đàm nhân ra mắt cuốn sách “Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, Tác phẩm-tác giả”.

Nguyễn Trung Phong (1929-1990), quê Diễn Châu, Nghệ An. Cuốn sách tập hợp 8 sáng tác của ông Nguyễn Trung Phong và 29 bài viết của các nhà lý luận sân khấu, quản lý văn hóa, nhạc sĩ, nhà báo, nghệ sĩ về quãng đời 40 năm hoạt động nghệ thuật của ông Nguyễn Trung Phong. Nhà báo Nguyễn Minh Đức (Tổng biên tập báo Kinh tế và đô thị), nhà thơ Nguyễn Trung Hợi là cháu của tác giả đã mất hơn hai năm dày công tìm kiếm, sưu tầm và tuyển chọn trong hơn 30 tác phẩm của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong.

NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đánh giá, tác giả Nguyễn Trung Phong là một trong những tác giả sáng tác về kịch bản chèo và dân ca xứ Nghệ có danh tiếng. Những tác phẩm của ông như “Cô gái sông Lam” của ông cùng với một số kịch bản của tác giả như Trần Đình Ngôn đã tạo ra được hình tượng người con gái thời kỳ cách mạn.

“Năm 1962, ngay Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp đầu tiên của miền Bắc khi đó còn gọi là Hội diễn chống Mỹ cứu nước, vở chèo “Cô gái Sông Lam” đã gây tiếng vang khi giành được 3 HCV, 4 HCB. Điều đặc biệt là chèo vốn không phải là thế mạnh của Nghệ An nhưng tác giả Nguyễn Trung Phong lại làm được điều phi thường này khiến tiếng tăm ông nổi lên trong làng sân khấu hồi bấy giờ”, NSND Lê Tiến Thọ nói.

Nhà báo Nguyễn Minh Đức nêu, đích thân Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho nghệ sĩ đoàn chèo Nghệ An trong đêm biểu diễn 27/5/1962 tại Phủ Chủ tịch nhân dịp sinh nhật Bác. Một phần thưởng vô giá mà nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong và các nghệ sĩ xứ Nghệ vinh dự có được trong cuộc đời làm nghệ thuật. Vở chèo “Cô gái Sông Lam” sau này đã phát triển thành ca kịch, thậm chí cả kịch nói và vân được công chúng đón nhận với nhiều triết lý sống cùng năm tháng.

Tác giả Nguyễn Trung Phong theo đánh giá của GS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc VOV, là “một tài năng đáng nể trọng, người mở đầu và mở đường cho việc đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh từ hình thức trình diễn, đối đáp truyền thống thành tác phẩm kịch hát với dung lượng nội dung tư tưởng, nghệ thuật mở rộng, sâu sắc và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Nguyễn Trung Phong cũng là một điển hình về thắp sáng ngọn lửa đam mê, sáng tạo, cống hiến trọn đời vì sự nghiệp văn học, nghệ thuật của xứ Nghệ và của đất nước ta”.

Tìm lại chỗ đứng cho tác giả ‘Giận mà thương’ ảnh 1

Nhiều người không biết tác giả "Giận mà thương" là của nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong

Xứng đáng nhận giải thưởng cao quý

Nhà thơ Nguyễn Trung Hợi nói, làn điệu “Giận mà thương”, vốn là một trích đoạn trong vở kịch dân ca “Khi ban đội đi vắng” của Nguyễn Trung Phong, thế nhưng lại không nhiều người biết đến. Bài ví “Giận mà thương” thành công tới mức một thời gian dài nó được coi như dân ca cổ (không biết tác giả). Thực tế, đây nỗi niềm tâm sự, phân trần, thanh minh của người vợ với người chồng của mình trong vở kịch.

Điệu ví bắt nguồn từ câu chuyện có thật. Nhà báo Nguyễn Minh Đức đã nghe chính người bác ruột Nguyễn Trung Phong kể lại hoàn cảnh ra đời. Khi đó ông chủ nhiệm một hợp tác xã đã ngược sông Lam lên chợ Lường (Đô Lương) để buôn lậu chè xanh - mặt hàng lúc đó thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Nên mới có chuyện có nhiều ca sĩ không sinh ra và lớn lên ở xứ Nghệ đã hát nhầm “ngược đường” trong khi chuẩn xác là “Chính thương anh, em bàn với mẹ/Phải ngăn anh đi chuyến ngược Lường”.

Khoảng đầu năm 1969, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, lúc đó là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đi công tác vào tuyến lửa. Trong chuyến đi, ông đã nhiều lần nghe bà con hát bài Giận mà thương, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tưởng là một làn điệu dân ca nguyên gốc nên năm 1969 viết “Trông cây lại nhớ đến Người”. Nhạc sĩ đa tự chép tay rồi gởi ngay cho tỉnh Nghệ An bài đó. Khi biết tin bài Giận mà thương là của Nguyễn Trung Phong, nhạc sĩ Đỗ Nhuận gởi tặng ông Nguyễn Trung Phong một cuốn lịch tay, bìa ni lông. Tờ đầu cuốn lịch tự tay Đỗ Nhuận viết: “Thân tặng anh Nguyễn Trung Phong - người bạn cộng tác tình cờ”.

TS. Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc NXB Văn Học nêu, nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong là người con ưu tú của xứ Nghệ. Nhắc đến Nguyễn Trung Phong là nhắc đến một người con cả cuộc đười dành tâm huyết, tận hiến sức lực, trí tuệ cho dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh nói riêng, cho văn hóa Nghệ Tính nói chung. Ông đã góp phần rất lớn để đưa dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày 27/11/2014. Vì vậy cuốn sách mới này giúp giới nghiên cứu, dư luận thêm hiểu biết về sự nghiệp và vị thế của ông.

“Chúng tôi tin rằng trong thời gian tới, Nhà nước đang phát động hoặc cho các cơ quan chức năng, ban ngành để đánh giá những tác phẩm giá trị. Tôi tin rằng những đóng góp có giá trị của Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong sẽ được ghi nhận những giải thưởng cao quý của nhà nước”, NSND Lê Tiến Thọ lắm.

Theo Tiền Phong
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.