Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản

Trong khi ở cửa khẩu Lạng Sơn, tình trạng dưa hấu bị ùn ứ thì ở các cửa khẩu của Lào Cai đang có hàng chục nghìn tấn gạo cũng ở tình trạng tương tự. Xuất khẩu nông sản đang thật sự bế tắc, cần có giải pháp kịp thời.
Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu tiểu ngạch cũng “than khó”

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), kết thúc quý I-2015, tình hình xuất khẩu nông sản không chỉ giảm về số lượng mà còn giảm giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trong đó hầu hết những mặt hàng chủ lực như cà-phê, gạo, cao-su giảm mạnh nhất. Trong khi ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), dưa hấu bị ùn ứ, nhiều xe hàng bị hư hỏng, bị ép giá… thì tại Lào Cai - một cửa ngõ khác xuất khẩu chủ yếu hàng nông sản Việt Nam, cho thấy phần nào nguyên nhân những khó khăn của tình hình xuất khẩu nông sản.

Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản - anh 1

Hàng loạt xe chở gạo chờ xuất khẩu tại Lào Cai

Ngay từ con đường vào cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát), có hàng trăm xe hàng ùn ứ chờ thông quan xuất khẩu, trong đó chủ yếu là mặt hàng gạo. Theo số liệu thống kê của Sở Công thương Lào Cai, mặt hàng gạo đã bị ùn ứ cách đây một tháng và đến nay đã có 30.000 tấn gạo bị ách tắc chưa thể thông quan.

Bà Nguyễn Thị Bích Vượng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xuất, nhập khẩu Hưng Thịnh (Lào Cai) là một trong những đơn vị xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc với số lượng lớn cho biết: “Gạo, đường, cao-su, ngô là những mặt hàng Trung Quốc rất cần, người ta còn thiếu trầm trọng trong khi các doanh nghiệp lại không xuất được do chủ yếu các mặt hàng này chỉ đi qua cửa khẩu phụ ở Bát Xát. Mỗi một đơn vị chỉ có 20-30 cái thuyền, tất cả các doanh nghiệp dồn hết hàng vào cửa khẩu này, từ gạo, cao su, đường… cộng thêm mùa nước cạn do sản xuất thủy điện chặn hết nên hàng nông sản xuất khẩu thường xuyên bị ách tắc”, bà Vượng nói. Cũng theo bà Vượng, nếu như trước đây mỗi ngày doanh nghiệp của bà có thể xuất cho đối tác khoảng 1.000 tấn nông sản các loại thì hiện tại do phải “xếp hàng” nên giảm xuống chỉ còn 200 - 300 tấn/ngày. Số lượng hàng hóa còn lại, do đã ký với nhà cung cấp cho nên vẫn phải nhập về, cất vào kho. Từ đó làm tăng thêm chi phí sang xe, chi phí lưu kho…

Cùng chung những bức xúc như bà Vượng, bà Nguyễn Thị Nguyệt, Giám đốc Công ty TNHH Nghĩa Anh (Lào Cai) mới đây còn xuống tận Bộ NNPTNT đề nghị với Bộ trưởng NNPTNT và các bộ, ngành liên quan tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản. “Tiềm năng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc còn rất lớn, bởi đây là thị trường dễ tính, dân số đông và có nhu cầu cao đối với các mặt hàng nông sản. Để đầy mạnh xuất khẩu, tôi đề xuất phải mở tối đa bốn điểm thông quan nữa nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp”, bà Nguyệt nói.

Nghịch lý ở các cửa khẩu

Theo ghi nhận của chúng tôi, một nghịch lý đang xảy ra là trong khi con đường tiểu ngạch bị ùn ứ, thì ở cửa khẩu quốc tế Đường bộ II Kim Thành - nơi được UBND tỉnh Lào Cai đầu tư bài bản nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chính ngạch lại đang rất yên ắng, thưa thớt. Hiện đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã thông xe, các doanh nghiệp có thể chở hàng thẳng tới cửa khẩu nhưng theo các cơ quan chức năng, trung bình, mỗi ngày chỉ còn khoảng 100 - 150 xe hàng qua cửa khẩu quốc tế này.

Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản - anh 2

Nhiều doanh nghiệp không xuất được phải tìm cách tích trữ gạo vào kho

Lý giải nguyên nhân cửa khẩu chính thì vắng vẻ nhưng hàng hóa lại cứ đổ vào các cửa khẩu phụ, bà Nguyễn Thị Bích Vượng cho rằng, hiện hàng rào thuế quan của mình với Trung Quốc là không đồng nhất, hàng nông sản của Trung Quốc sang đây thì thuế suất bằng không, trong khi hàng Việt Nam sang đó, "gạo người ta đánh thuế 17%, đường 60% và ngô có thời điểm lên tới 80% thì bản thân doanh nghiệp bên họ nếu đi cửa khẩu chính cũng không còn lãi để mà đón hàng”, bà Vượng nói.

Trước thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn. Theo nhận định của Sở Công thương Lào Cai, nguyên nhân là do hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều khác biệt, chưa thật sự đối đẳng. Trừ hai cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (đường bộ và đường sắt), các cửa khẩu phụ chưa có sự thỏa thuận chính thức với phía Trung Quốc nên phía bạn chưa công nhận cửa khẩu (chỉ coi là lối mở, lối mòn), chỉ bố trí lực lượng biên phòng làm việc, do vậy các hoạt động xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ gặp rất nhiều khó khăn khi phía bạn tăng cường quản lý biên giới.

Không thể cấm ngay tiểu ngạch

Mặc dù giải quyết được khâu tiêu thụ nông sản cho người dân nhưng trong suốt thời gian qua, xuất khẩu tiểu ngạch luôn tiềm ẩn rủi ro nên đã có nhiều cơ quan đề xuất siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch.

Hiện nay, phía Trung Quốc có chính sách cho phép cư dân biên giới nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam được miễn thuế trong hạn mức trị giá không quá 8.000 nhân dân tệ/người/ngày, tương đương với 24 triệu đồng. Còn ở nước ta, cư dân biên giới nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước có chung biên giới được ưu đãi miễn thuế trong giới hạn trị giá hai triệu đồng/người/ngày. Trước những rủi ro tiềm ẩn và khó kiểm soát của xuất khẩu tiểu ngạch, Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đã đề xuất xem xét lại chính sách xuất, nhập khẩu tiểu ngạch bằng việc hạn chế dần, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cơ chế tiểu ngạch.

Ông Trịnh Minh Anh, Phó Chánh văn phòng Ủy Ban Quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế (Bộ Công thương) cho biết, trong thương mại, có rất nhiều loại hình, thương mại tiểu ngạch là thương mại truyền thống đã, đang và sẽ tồn tại giữa nhiều quốc gia có chung đường bộ, đường thủy. Việt Nam có đường biên giới dài nên thương mại tiểu ngạch là do nhu cầu có thật của thương nhân các nước với nhau. “Câu hỏi đặt ra là tại sao thương mại diễn ra lại nhiều rủi ro? Theo tôi, do nó xuất phát từ nhu cầu nên về khía cạnh nào đó, xuất khẩu tiểu ngạch đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, nhanh chóng, đàm phán đơn giản, giá cả, lợi nhuận có thể cao hơn, chất lượng mặt hàng không đòi hỏi cao, nhãn mác, sản phẩm, sở hữu trí tuệ cũng không cần… Nếu xuất theo chính ngạch còn phải chịu sự điều chỉnh luật pháp hai nước, quy định nhãn mác, chất lượng sản phẩm, bảo hành, bảo trì… về sau. Thương mại tiểu ngạch diễn ra, lợi nhuận lớn đi đôi với rủi ro và doanh nghiệp của các nước có chung biên giới vẫn chấp nhận rủi ro đó. Cá nhân tôi không ủng hộ xuất khẩu tiểu ngạch mà phải chuyển sang chính ngạch. Tuy nhiên, nhu cầu của người dân như vậy thì không thể hạn chế tiểu ngạch ngay được”, ông Trịnh Minh Anh nói.

Ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Sắp tới sẽ có đoàn kiểm soát hợp tác, đại diện là Ủy ban Cửa khẩu của Chính phủ phối hợp với Trung Quốc, kiểm tra xác định vị trí nào có thể mở được các cặp chợ để giải quyết vấn đề xuất khẩu hàng nông sản của chúng ta, chúng tôi cũng lựa chọn được bốn điểm, phía bạn đã đồng ý ba điểm và coi đó là cặp chợ để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản”.

Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh, thị trường ngành lúa gạo đang hết sức khó khăn, xuất khẩu cả quý mới được một triệu tấn và thị trường Trung Quốc đang giảm rất mạnh… chúng ta phải khẩn trương tìm kiếm các thị trường khác nữa, bao gồm cả chính ngạch và tiểu ngạch.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Giá vàng hôm nay 5/5: Vàng trong nước ổn định, vàng thế giới bật tăng trở lại

- Điểm lại những nông sản khiến nông dân điêu đứng trong 3 tháng qua

- Giá gas tăng 1.500 đồng từ ngày hôm nay (1/5)

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.