Tìm thấy 2 hành tinh lạ nặng gấp 26 và 190 lần Trái đất

(Ngày Nay) - Qua dữ liệu của Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh (TESS) của NASA, các nhà du hành vũ trụ phát hiện ra 2 “gã khổng lồ khí ấm”, lần lượt nặng gấp 26 và 190 lần Trái đất.
Hai hành tinh khí khổng lồ và sao mẹ TOI-216 tỏa sáng phía xa - ảnh đồ họa của SCI-NEWS
Hai hành tinh khí khổng lồ và sao mẹ TOI-216 tỏa sáng phía xa - ảnh đồ họa của SCI-NEWS

Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh TESS của NASA đã phát hiện ra một cặp hành tinh lạ lùng quay quanh ngôi sao mang tên TOI-216, chiếm khoảng 87% khối lượng Mặt trời, cách Trái đất chúng ta khoảng 583 năm ánh sáng.

Mặc dù TOI-216 có đường kính chỉ bằng 84% Mặt trời nhưng 2 hành tinh quay quanh nó lại cực kỳ to lớn. Đó là 2 hành tinh khí, dạng hành tinh giống như Sao Mộc của hệ Mặt trời.

Hành tinh thứ nhất TOI-216b có kích thước khoảng 8,2 lần Trái đất nhưng nặng gấp 26 lần hành tinh chúng ta. “Gã khổng lồ” thứ 2 xa hơn một chút mang tên TOI-216c, lớn gấp 11,3 lần Trái đất nhưng nặng đến hơn 190 lần. 2 hành tinh này đều rất nóng, có nhiệt độ bề mặt trung bình lần lượt là 357 độ C và 224 độ C.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu sâu hơn về 2 "gã khổng lồ khí" này và hứa hẹn sẽ công bố chi tiết trên Tạp chí Khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society trong thời gian gần nhất.

Theo ông David Kipping (Trường ĐH Columbia) cho biết, hệ thống hành tinh TOI-216 có một số điểm tương đồng gần gũi với hệ thống Kepler-9, nhưng sáng hơn 1,6 độ.

TESS là một trong những vệ tinh mang nhiệm vụ tìm các ngoại hành tinh, nhất là các “bản sao Trái đất” của NASA, được ra mắt vào tháng 4/2018.

Tìm thấy 2 hành tinh lạ nặng gấp 26 và 190 lần Trái đất ảnh 1

Ảnh mô phỏng WFIRST, một "Superhubble" đang được NASA gấp rút hoàn thành - ảnh: NASA

NASA vừa tiết lộ về kế hoạch phóng một “kính viễn vọng không gian sâu” mang tên WFIRST, có hình thức khá tương đồng kính viễn vọng không gian kiêm tàu vũ trụ Hubble nhưng mạnh gấp 100 lần. Đây sẽ là thiết bị thay thế cho Kính viễn vọng không gian Kepler, “gã thợ săn hành tinh” đã kết thúc nhiệm vụ vào tháng 10 năm ngoái, sau khi tìm kiếm được 2.600 hành tinh ngoài Hệ Mặt trời.

Kính viễn vọng không gian mới tên là WFIRST, có nhiệm vụ "săn" ít nhất 1.400 ngoại hành tinh và hàng trăm thiên hà xa xôi, đồng thời tìm hiểu về năng lượng tối và sự hình thành các thiên hà. Dự tính ít nhất đến giữa năm 2020, kính viễn vọng không gian này mới có thể ra mắt công chúng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.