Ngay sau khi đường băng vốn nằm trên tàu sân bay nước này trong khu vực được xây dựng xong, Trung Quốc sẽ sử dụng nó là nơi đáp cho các máy bay, báo cáo viết.
Mỹ lại lên án đây chính là “hành động cải tạo lãnh thổ hơn nữa” của Trung Quốc trên biển Đông.
Đáp trả báo cáo này của Lầu Năm Góc, Zhu Haiquan- phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói rằng những cơ sở vật chất trên biển Đông là cần thiết cho “những điều tốt đẹp”. Ví dụ, lực lượng cứu hộ quốc tế có thể sử dụng chúng để tiến hành các hoạt động cứu trợ thảm họa và phục vụ cho các mục đích nghiên cứu.
Theo biện minh của giới chức Trung Quốc, mặc dù việc xây dựng nhiều cơ sở vật chất khác nhau trong đó có đường băng kể trên trên các đảo nhân tạo là “nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã bồi đắp gần 1.174 ha đất đá thuộc quần đảo Trường Sa ở biển Đông. Ảnh: ZUMA PRESS |
Trước đó, theo báo cáo có tiêu đề “Chiến lược An ninh biển châu Á - Thái Bình Dương” được công bố cuối ngày 20/8, Trung Quốc đã bồi đắp gần 1.174 ha đất đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở biển Đông trong tháng 6, tăng gần 50% so với hồi tháng 5.
Vào thời điểm tháng 5, Lầu Năm Góc cho rằng Bắc Kinh cải tạo hơn 800 ha. Không dừng lại đó, Bắc Kinh còn tích cực tuần tra tại các vùng biển gần đó nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo này cho mục đích quân sự và có thể gây bất ổn tại biển Đông, vốn là một trong những tuyến đường vận tải thương mại lớn nhất thế giới.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng một khi chính quyền Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong vấn đề biển Đông, nguy cơ xảy ra đụng độ với Washington cùng đồng minh cũng tăng theo.
Trang Ly (T/h)
Cập nhật Tình hình Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 22/8: 'Trung Quốc - Mối lo ngại của toàn châu Á'
- Biển Đông hôm nay 21/8: Sáu chiến lược cốt lõi để 'hạ bệ' Trung Quốc tại Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 20/8: Mỹ tăng cường bay tuần thám Trung Quốc trên Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 19/8: Trung Quốc lớn tiếng về cái gọi là “quyền lịch sử” trên Biển Đông