Theo tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông, với hơn 200.000 tàu cá, Trung Quốc đang vận hành một “hạm đội đánh cá” lớn nhất trên thế giới, quy tụ tới hơn 14 triệu ngư dân - chiếm 1/4 tổng số lượng toàn thế giới.
Lực lượng hùng hậu này hoạt động sát cánh cùng với các đơn vị vũ trang chính là để phục vụ các toan tính chiến lược của Bắc Kinh ở vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã) |
Ví dụ rõ ràng nhất chính là sự việc lực lượng dân quân Trung Quốc có liên quan đến việc tấn công quần đảo Hoàng Sa năm 1974; hoặc họ thường xuyên ngăn cản không cho các tàu Mỹ thực hiện các hoạt động thăm dò.
Đội dân quân biển này mang hình thái của một lực lượng hải quân “không giống ai” nhưng lại mang tới cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) một lực lượng vừa đông đảo vừa ít tốn kém, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ cần thiết, và quan trọng hơn nó hoàn toàn hợp pháp và sẽ là một thách thức chính trị cho bất cứ đối thủ nào.
Mạng lưới khổng lồ của nó sẽ làm các đối thủ chùn tay khi ra quyết định chống lại Bắc Kinh trong các cuộc tranh cãi chủ quyền hàng hải căng thẳng hay thậm chí là chiến tranh trên biển.
Dân quân biển sẽ xoá bỏ những phân biệt truyền thống giữa tàu chiến và tàu cá dân sự trong các điều luật về chiến tranh hải quân mà theo đó, các tàu chiến không được bắt giữ hoặc tấn công các tàu dân sự.
Trong bối cảnh liên quan, trong lúc Philippines khởi binh một “cuộc chiến ốc sên” theo phương thức hòa bình, hợp pháp tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (The Hague – Hà Lan), thì Trung Quốc vũ bão chạy đua thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.
Phiên tòa tại La Haye. (Ảnh: Rappler) |
Tuy nhiên, bất chấp sự trịnh thượng và tỏ ra xem nhẹ tòa của Trung Quốc, PCA vẫn tiếp tục trao cho Bắc Kinh cơ hội phản hồi trước những tuyên bố, tranh luận của Manila, từ bộ hồ sơ khổng lồ dài 10 chương được Philippines đệ trình lên vào tháng 3/2014, đến những tài liệu mới được bổ sung trong tháng 7 năm nay.
Các thẩm phán của tòa trọng tài vẫn luôn thể hiện sự thiện chí với việc Trung Quốc tham dự quá trình xét xử “vào bất kì thời điểm nào”. Điều này vừa lí giải tiến trình kéo dài của tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, lại vừa cho thấy vụ kiện Philippines – Trung Quốc về những tranh chấp trên Biển Đông là một vụ kiện pháp lý với hồi kết mở.
Trang Ly (T/h)
Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây
Xem thêm:
- Toan tính của Trung Quốc khi xây căn cứ tàu sân bay gần Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 15/8: Triển khai vũ khí hạng nặng, Mỹ không 'nói chơi' với Trung Quốc
- Biển Đông hôm nay 14/8: Trung Quốc lớn tiếng về cái gọi là 'tự do hàng hải'