Việc Trung Quốc xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo ở Biển Đông đã bước vào một giai đoạn đáng lo ngại hơn.
Hàng loạt tàu thuyền của Trung Quốc tại bãi Vành Khăn |
Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc công bố tuần trước, Bắc Kinh đang chuyển trọng tâm từ khai hoang đất sang xây dựng cảng nước sâu, bãi đáp máy bay quân sự, các cơ sở hạ tầng chiến lược khác trên các đảo nhân tạo.
Đối với Mỹ, mối đe dọa từ Trung Quốc đã tăng lên đến cấp báo động và đòi hỏi phải có một chiến lược ngăn chặn Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Mỹ cần phải chuyển hướng sang hành động thay vì chỉ đưa ra những đe dọa quân sự.
Và chìa khóa để Mỹ răn đe Trung Quốc, ngăn chặn việc nước này quân sự hóa các tiền đồn của họ trên Biển Đông, là xác định rõ đâu là điều mà Bắc Kinh “ngại” nhất, tấn công vào lĩnh vực đó và phối hợp hành động giữa các quốc gia quan tâm đến Biển Đông để Bắc Kinh thấy rõ cái giá phải trả nếu tiếp tục ngoan cố.
Theo chuyên gia Townshend, đầu tiên nên đánh vào uy tín quốc tế của Trung Quốc, vì không như nhiều người lầm tưởng, Bắc Kinh thực sự vô cùng quan tâm đến việc duy trì một hình ảnh tích cực trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế nhất thiết phải nhập cuộc và các định chế quan trọng, có uy tín trên toàn cầu như Liên minh châu Âu, nhóm G7 và một tập hợp của các tác nhân khu vực, trong đó có Australia, New Zealand hay Singpapore, nên nói rõ với Trung Quốc rằng việc quân sự hóa đảo nhân tạo tại Biển Đông là hành vi phi pháp và gây bất ổn định.
Trong bối cảnh liên quan, Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin ngày 27/8, hải quân Trung Quốc đã tiến hành bắn đạn thật trên biển Hoa Đông. Hơn 100 tàu chiến, hàng chục máy bay và các tiểu đoàn tên lửa tham gia.
Cho đến thời điểm này, ưu thế quân sự của Mỹ đã ngăn chặn Trung Quốc vượt qua ngưỡng cửa xung đột. Tương lai, nước Mỹ phải duy trì và gia tăng ưu thế vượt trội của mình khi đối mặt với tiến trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc.
Đô đốc Harry Harris (người đứng trước micro) - Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương |
Trước đó, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, đã nêu bật các nội dung quan trọng trong dự thảo Chiến lược an ninh biển khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc trong cuộc gặp ngày 26/8 với người đồng cấp Philippines, Tướng Hernando Iriberri, nhân chuyến thăm Manila.
Bản dự thảo đã vạch ra một loạt hành động của Washington ở Biển Đông và Hoa Đông, tập trung vào việc bảo vệ "tự do của các vùng biển", ngăn chặn xung đột và ép buộc, thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trang Ly (T/h)
Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 1/9: 4 cách đập tan 'giấc mơ Trung Quốc' tại Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 31/8: Trung Quốc đưa hàng loạt tàu ngầm và tên lửa hạt nhân đến vùng chiến lược
- Biển Đông hôm nay 30/8: Úc cảnh báo nguy cơ quân sự hóa Biển Đông từ Trung Quốc
- Biển Đông hôm nay 29/8: Trung Quốc tập trận 'khủng' thứ 3 trên vùng biển chiến lược