Hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trunq Quốc ở Biển Đông khiến các nước hết sức lo ngại. (Ảnh: AP) |
Trung Quốc đang ồ ạt tiến hành việc cải tạo, xây đắp các bãi đá ở Biển Đông. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế và luật pháp quốc tế, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng trên biển, cho dù với quy mô lớn, sẽ không giúp Trung Quốc củng cố yêu sách chủ quyền.
Lường trước phương án này bị phá sản, Trung Quốc sẵn sàng thực hiện kế hoạch B với tên gọi “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”.
Với kế hoạch này, Trung Quốc muốn loại trừ, thoát ra khỏi sự ràng buộc của Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); thay vào đó là những căn cứ “lịch sử” mơ hồ để độc chiếm Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố, "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Biển Đông và các đảo ở đây".
Ngôn từ “quyền lịch sử” trong Luật Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này, dưới góc độ thuật ngữ pháp lý, là một cụm từ mơ hồ, có mục đích cài cắm. Những từ ngữ này không tự sinh ra một yêu sách.
Một số luật và quy định khác của Trung Quốc có đề cập đến “các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của Công hòa Nhân dân Trung Hoa” nhưng cũng không hề có bất cứ giải thích nào về bản chất, cơ sở hay là vị trí địa lý của quyền tài phán đó và các luật đó cũng không cho biết dựa vào đâu khi đề cập đến “yêu sách lịch sử”.
Song song với những luận điệu này là những hàng động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hiện tại, Trung Quốc đặc biệt chú ý tăng cường binh lực tại khu vực Biển Đông nhằm ngăn chặn Hải quân Mỹ đi qua Eo biển Malacca tiến vào Eo biển Đài Loan.
Cùng với việc sử dụng căn cứ ở Hải Nam để đe dọa các nước trong khu vực, ngăn chặn hải quân Mỹ, Trung Quốc cũng muốn dùng bàn đạp này để tiến xa hơn về phía Ấn Độ Dương tới tận khu vực Vịnh Aden, mở rộng hoạt động về phía Tây.
Philippines cảnh báo hậu quả nghiệm trọng của việc Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông và kêu gọi cộng đồng quốc tế ngặn chặn động thái được coi là "giai đoạn tồi tệ nhất trong tất cả các giai đoạn".
Thời báo Hoàn cầu, một trong những tờ báo giọng điệu hiếu chiến của Trung Quốc, từng cảnh báo Bắc Kinh sẵn sàng cho một cuộc chiến với Mỹ và mọi quốc gia nếu họ tiếp tục gây sức ép để Trung Quốc phải ngưng các hành vi bồi đắp trên Biển Đông.
Trang Ly (T/h)
Cập nhật Tình hình Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 18/8: Âm mưu nào khiến Trung Quốc tăng cường hải quân ở Biển Đông?
- Toan tính của Trung Quốc khi xây căn cứ tàu sân bay gần Biển Đông