Trong cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo châu Á tại Hội nghị Đông Nam Á diễn ra ngày 20/8 ở Kuala Lumpur (Malaysia), ông Masahiro Matsumura, Giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Momoyama Gakuin (Nhật Bản) nhận định, những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc và việc xây đảo nhân tạo trái luật ở Biển Đông đang đe dọa chính lợi ích của Bắc Kinh.
Hiện nay, bất chấp những cuộc đàm phán, những răn đe 'nặng - nhẹ' của Mỹ và nhiều nước trong khu vực, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo vị thế bá chủ ở Biển Đông:
Bắc Kinh đã tiến hành các hoạt động cải tạo trong khi tiếp tục từ chối tham gia vụ kiện của Philippines.
Theo bản báo cáo của Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ), Trung Quốc đã cải tạo, bồi đắp trái phép hơn 1.170 hecta ở Biển Đông, tăng gần 50% kể từ tháng 5/2015.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã bồi đắp gần 1.174 ha đất đá thuộc quần đảo Trường Sa ở biển Đông. Ảnh: Zuma Press |
Bên cạnh đó, nước này còn đưa vũ khí cùng các máy bay và tàu chiến tới khu vực, đe dọa tự do hàng hải.
Đáp trả lại những cáo buộc của Mỹ và dư luận quốc tế, Zhu Haiquan- phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói rằng những cơ sở vật chất trên biển Đông là cần thiết cho “những điều tốt đẹp”.
Ví dụ, lực lượng cứu hộ quốc tế có thể sử dụng chúng để tiến hành các hoạt động cứu trợ thảm họa và phục vụ cho các mục đích nghiên cứu.
Theo biện minh của giới chức Trung Quốc, mặc dù việc xây dựng nhiều cơ sở vật chất khác nhau trong đó có đường băng kể trên trên các đảo nhân tạo là “nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Trang Ly (T/h)
Cập nhật Tình hình Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 24/8: Luận điệu xảo trá của Trung Quốc trong âm mưu 'quân sự hóa' Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 23/8: Trung Quốc bất ngờ tăng cường cải tạo đảo tại Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 22/8: 'Trung Quốc - Mối lo ngại của toàn châu Á'
- Biển Đông hôm nay 21/8: Sáu chiến lược cốt lõi để 'hạ bệ' Trung Quốc tại Biển Đông