Tình tiết bất ngờ có lợi cho cựu bác sĩ Hoàng Công Lương

Chiều nay (18.1) phiên xét xử vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tại TAND TP Hòa Bình tiếp tục phiên làm việc. HĐXX dành gần như toàn bộ thời gian để hỏi ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về lọc máu, chạy thận nhân tạo.
Hoàng Công Lương tại tòa.
Hoàng Công Lương tại tòa.

"Kỹ thuật viên bắt buộc phải kiểm tra nguồn nước"

Hỏi về đề án chuyển giao công nghệ lọc máu giữa Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ông Phạm Minh Thông, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Bệnh viện Bạch Mai được giao nhiệm vụ đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới theo Đề án 1816 của Bộ Y tế.

Bạch Mai chuyển giao cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình 5 kỹ thuật liên quan đến lọc máu, trong đó có kỹ thuật xử lý nước. Tất cả đều đúng quy trình của Bộ Y tế.

Tình tiết bất ngờ có lợi cho cựu bác sĩ Hoàng Công Lương ảnh 1

Bác sĩ Phạm Minh Thông.

“Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chuyển giao cho các bác sĩ, điều dưỡng viên Bệnh viện Hòa Bình về nguyên lý lọc máu, đào tạo về lý thuyết và thực hành. Sau mỗi khóa đào tạo, phía Bạch Mai đều chấm điểm các học viên. Mỗi chương trình chuyển giao kỹ thuật đều có một kíp học. Bệnh viện Hòa Bình cử cán bộ đi học khá đông”, bác sĩ Phạm Minh Thông nói.

Còn BS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khoa Thận nhân tạo ở Bệnh viện Bạch Mai có bố trí kỹ thuật viên chuyên trách về nước. Người này có thể là điều dưỡng viên hoặc kỹ thuật viên được trưởng khoa thận phân công và được giám đốc bệnh viện đồng ý.

Mỗi lần lọc máu, thông thường, kỹ thuật viên sẽ bật công tắc, khởi động máy chạy thận và hệ thống RO. Kỹ thuật viên phải quan sát hệ thống màng RO, ghi chép các thông số cần thiết như áp lực của màng RO trong quá trình lọc máu và kiểm tra các chỉ số trên đồng hồ đo chỉ số đường dẫn điện. Nếu nước RO có vấn đề thì chỉ số trong đồng hồ dẫn điện vọt lên dẫn cao, vượt quá ngưỡng an toàn 135-145.

Theo bác sĩ Dũng, tất cả buổi sáng trước khi chạy thận, kỹ thuật viên phải kiểm tra nguồn nước. Điều này là bắt buộc.

Đưa axit HF sục rửa hệ thống RO là sai quy trình

Luật sư Nguyễn Văn Chiến, người bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương hỏi TS Nguyễn Hữu Dũng có hay không quy trình vận hành hệ thống lọc nước RO? TS Dũng khẳng định chắc chắn có và cho biết, chịu trách nhiệm về nguồn nước thuộc về đơn vị cung cấp máy. Chỉ cần bộ phận vệ sinh, sục rửa hệ thống RO đã xong, bác sĩ có thể ra y lệnh chạy thận.

Tình tiết bất ngờ có lợi cho cựu bác sĩ Hoàng Công Lương ảnh 2

Bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng.

“Về nguyên tắc, người sửa chữa phải đảm bảo nguồn nước an toàn để tiến hành lọc máu. Khi điều dưỡng viên hoặc kỹ thuật viên thông báo đã sửa xong thì bác sĩ có thể ra y lệnh”, TS Dũng khẳng định, đồng thời cho biết, việc đưa axit HF sục rửa hệ thống RO là sai quy trình.

Ngay sau đó, đại diện VKS hỏi ông Nguyễn Hữu Dũng, trước khi ra y lệnh, bác sĩ có phải xác minh lại các thông tin không, hay chỉ cần biết ai phụ trách nguồn nước (nếu có sai sót) thì người đó chịu trách nhiệm.

Ông Dũng cho rằng, trong quy trình chạy thận, mặc định người cung cấp nước phải đảm bảo chất lượng nguồn nước. Trừ khi người có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO nói chưa sửa xong thì buộc phải dừng lại và chuyển bệnh nhân cần chạy thận sang bệnh viện khác.

Tiếp đến, một luật sư hỏi GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam, là một chuyên gia chẩn đoán sốc phản vệ có tiếng. Luật sư hỏi khi huyết áp bệnh nhân không đủ có thể coi là dấu hiệu của sốc phản vệ không?

GS Bình cho hay, Thông tư 51 năm 2012 của Bộ Y tế không có chữ "sốc phản vệ" trong danh mục, mà chỉ có từ phản vệ. Bởi, sốc phản vệ là triệu chứng nặng nhất, bệnh nhân có thể chết ngay. Còn bệnh nhân có tình trạng nôn mửa, ngứa ngáy có thể gọi là phản vệ.

Tình tiết bất ngờ có lợi cho cựu bác sĩ Hoàng Công Lương ảnh 3

GS Nguyễn Gia Bình (ở giữa).

Trường hợp các y bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình xác định nguyên nhân ban đầu trong sự cố y khoa là phản vệ là đúng và lập tức phải cấp cứu phản vệ. Sau đó tìm nguyên nhân trực tiếp.

Một luật sư hỏi: “Tại sao một số bệnh nhân sử dụng thuốc Adrenaline (thuốc điều trị sốc phản vệ) tình trạng lại xấu đi còn các bệnh nhân khác không dùng thì không sao. Liệu đây có phải thuốc bắt buộc trong việc điều trị sốc phản vệ và tại sao lại có tình trạng vậy?”.

GS giải thích, những bệnh nhân lọc máu ở đường ống RO đầu tiên (còn tồn dư hóa chất) là những người hứng chịu nặng nhất, khó cứu sống được. Còn những người không dùng thuốc là trường hợp rất nhẹ nên được chuyển sang viện khác điều trị. Không nên lý luận người này tiêm thì chết, người kia không tiêm thì sống.

Theo Lao Động
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.