Tình yêu đơm hoa nhờ tiếng kêu “má“

(Ngày Nay) - Nơi góc chợ Núi Thành (thị trấn Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) là tổ ấm của vợ chồng anh Bùi Hòa - chị Đinh Thị Tuyết, cùng với cô con gái. Căn nhà tuềnh toàng ấy, vẫn đang tiếp diễn chuyện tình như là cổ tích.

 

Gia đình hạnh phúc của vợ chồng anh Hòa - chị Tuyết. Ảnh: Vĩnh Sơn
Gia đình hạnh phúc của vợ chồng anh Hòa - chị Tuyết. Ảnh: Vĩnh Sơn

1. Trưa. Anh Hòa (50 tuổi) trở về nhà, trên tay xấp vé số hãy còn dày. Chị Tuyết (49 tuổi) đón chồng bằng ánh nhìn trìu mến. Bé Bùi Thị Thảo Nguyên chạy ra ôm ba. Lát sau, bữa cơm đạm bạc được dọn ra. Họ vui vẻ, hạnh phúc như thể những nỗi đau thể xác chẳng là gì. Năm 8 tuổi, sau một cơn bạo bệnh, một con mắt của anh bị mù.

Tình yêu đơm hoa nhờ tiếng kêu “má“ ảnh 1Trong lúc chị Tuyết bán hàng ở ki-ốt trong chợ... (Ảnh: Vĩnh Sơn)

Tuổi thơ héo úa, co cụm với chính bản thân mình. Mười bốn năm sau, “cửa sổ tâm hồn” còn lại của anh cũng đóng khép. Chàng thanh niên 22 tuổi với bao ước mơ vốn chỉ ở lưng chừng ý niệm, giờ tiêu tan. Trong quãng đau thườn thượt, có một thời gian, anh nghĩ mình hạnh phúc khi có được vợ hiền con ngoan ở tuổi 33. Nào ngờ, lúc con gái chưa đầy 10 tháng tuổi, vợ anh đã vĩnh viễn ra đi bởi căn bệnh ung thư.

Trong ký ức nhiều người ở thị trấn Núi Thành, vẫn còn hình ảnh về người đàn ông mù cõng trên lưng đứa con gái bé nhỏ để bán vé số mưu sinh. “Mắt mù, phải lần hồi trong bóng tối để đi về phía trước, nơi tương lai của bé Nguyên. Đời tôi rách nát, còn chi để tiếc? Nỗi đau đã chai sạn, có chăng chỉ là những lúc nhói lòng khi bé Nguyên khóc vì đói, vì khát sữa”- anh Hòa chắp vá. Rồi khựng lại, thở dài. Quá nửa đời người, nỗi thống khổ không ngừng giày xéo người đàn ông này. Rồi khuôn mặt anh giãn ra, nhẹ nhõm. Ấy là khi anh nghĩ về lúc anh vào Hội Người mù huyện Núi Thành vào năm 2009.

Qua những lần sinh hoạt ở hội, anh gặp một phụ nữ hay hỏi thăm mình với giọng nói nhẹ nhàng. Nhất là những khi tâm sự lúc anh cùng quẫn, bế tắc, giọng người phụ nữ này như ấm áp hơn. Hỏi, anh mới biết đó là chị Tuyết, phụ việc và nấu ăn của trụ sở Hội Người mù huyện Núi Thành.

Tình yêu đơm hoa nhờ tiếng kêu “má“ ảnh 2... thì anh Hòa đi bán vé số phụ giúp chị mưu sinh (Ảnh: Vĩnh Sơn)

Tất nhiên, anh không hề biết mặt mũi chị Tuyết, chỉ nghe mọi người nói lại là chị Tuyết bị tật ở chân, đi lại rất khó khăn. Còn chị Tuyết thì biết khá rõ về anh, với hình ảnh người đàn ông mỗi ngày cõng con đi bán vé số, hay những lúc lên hội để làm chổi, tăm tre để bán. Nhiều lần thấy cảnh ấy, chị như muốn khóc, nên dành nhiều tâm sự cho anh. Tình cảm nảy sinh từ đó. Nhưng sau lúc anh Hòa thổ lộ tình cảm. Tình yêu của họ bị gia đình phản đối với lí do vô cùng đau đớn: Lấy nhau về, chồng mù, vợ liệt, thêm đứa con nhỏ của anh Hòa nữa thì làm sao mà sống?

Trong cơn buồn chán, chị Tuyết bỏ đất Quảng vào miền Nam sống với anh trai anh bán hàng tạp hóa với ý nghĩ là né tránh anh Hòa. “Ảnh cũng hay gọi điện. Nhưng phải đến khi bé Nguyên gọi nói má về với ba, với con mà tôi trào nước mắt và trở về. Tháng 4/2010, chúng tôi làm đám cưới. Sau này mới biết, lúc tôi bỏ đi, anh hay buồn chán và uống rượu. Thấy thế, những người ở hội bày cho bé Nguyên gọi tôi là má”- chị Tuyết nhớ lại. Cưới xong, vợ chồng thuê trọ ở. Anh Hòa tiếp tục bán vé số, còn chị Tuyết lê lết đôi chân đi bán chổi.

2. Chị Tuyết tâm sự, tiếng “má” mà bé Nguyên gọi như định mệnh “dàn xếp” cuộc đời của chị với anh Hòa. Nên khi được nghe tiếng thiêng liêng ấy, chị đã bất chấp tất cả để trở về, mặc dù thừa biết phía trước còn đầy ngổn ngang khó khăn. Chị bảo, đôi khi nghĩ lại mình cũng chạnh lòng trong cảnh thân tàn tật, chồng mù, con nhỏ dại.

“Hễ mỗi lần thấy tôi hay anh Hòa buồn, là cháu nó hỏi thăm, an ủi. Nhờ vậy mà chúng tôi có thêm động lực trong cuộc sống. Nên tôi luôn cố gắng để trở thành đôi mắt của anh Hòa, còn anh là đôi chân của tôi, để cùng nhau dìu dắt bé Nguyên nên người”- chị Tuyết chia sẻ. Thảo Nguyên bây giờ đã biết phụ giúp ba má việc nhà. Em bảo, em không hề buồn vì hoàn cảnh của mình, vì ít ra, em vẫn có đầy đủ ba má. “Chứ bạn con, nhiều đứa mồ côi tội lắm. Con mừng vì có ba má, hai người luôn thương yêu và dành cho con những ấm áp”- Thảo Nguyên bộc bạch.  

Chuyện tình, chuyện gia đình của anh Hòa - chị Tuyết như là cổ tích ở Núi Thành. Từ câu chuyện cổ tích này, Ban quản lí chợ Núi Thành đã đề xuất UBND huyện Núi Thành cấp tạm cho gia đình anh chị 20m2 đất ở góc chợ, nhờ đó mà anh chị có nơi dựng tạm mái nhà nhỏ để có chỗ tá túc. Từ khi có chỗ ở trong chợ, anh Hòa vẫn bán vé số, còn chị Tuyết chuyển sang bán rau củ, mắm muối ở chợ để kiếm đồng ra đồng vào. Chị Tuyết cho hay: “Đỡ hơn trước nhiều, nhà trong chợ, lại bán rau ở chợ nên cũng đỡ khổ. Nên tôi có thêm nhiều thời gian để lo cho gia đình, nhất là việc học hành của bé Nguyên. Nhưng nhiều lúc chồng về, thấy anh trầy da, xước thịt là tôi đau lòng lắm. Đó là những lúc anh không may vấp ngã, hay lọt xuống cống”.

Căn nhà chỉ bằng ki ốt, nhưng luôn tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Cả hai anh chị bảo, phải cười để mà thấy đời đáng sống, chứ thật ra chúng tôi đã từng thấy đời khép lại từ lâu. Nhưng mà đã ráng đến đây được, thì phải ráng đến tận cùng. Cứ coi như là sống vì nhau, vì bé Nguyên.

TIN LIÊN QUAN
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.