Tờ New York Times bán đấu giá bài báo điện tử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cụ thể, New York Times vừa bán đấu giá cơ hội sở hữu “bài báo đầu tiên trong lịch sử gần 170 năm" của tòa báo được phân phối dưới dạng NFT (non-fungible token).
Tờ New York Times bán đấu giá bài báo điện tử

NFT cho phép chúng ta mua và bán quyền sở hữu các mặt hàng kỹ thuật số độc đáo và theo dõi ai sở hữu chúng bằng cách sử dụng công nghệ blockchain.

Về mặt kỹ thuật, nó có thể chứa bất kỳ thứ gì liên quan tới lĩnh vực kỹ thuật số, bao gồm bản vẽ, bài hát hoặc bài báo. Một NFT có thể là độc nhất vô nhị, giống như một bức tranh ngoài đời thực, nhưng công nghệ blockchain sẽ theo dõi xem ai có quyền sở hữu tác phẩm đó.

Trong vài tháng qua, các tác phẩm nghệ thuật tiền điện tử đã được bán với giá hàng triệu USD, đạt được hơn 1 tỷ USD doanh thu, theo dữ liệu từ CryptoSlam. Các nhân vật đại chúng bao gồm nữ ca sĩ Grimes và CEO Twitter Jack Dorsey đã kiếm được hàng triệu USD bằng cách bán tài sản kỹ thuật số của riêng họ.

Đầu tháng 3, nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple đã làm nên lịch sử khi bán được một tác phẩm với giá gần 70 triệu USD.

Mới đây, một người dùng Internet được biết đến với cái tên 3FMusic đã bỏ ra hơn 560.000 USD để giành quyền sở hữu một bài báo của tờ New York Times dưới định dạng NFT.

Kevin Roose - phóng viên phụ trách chuyên mục công nghệ của New York Times, cũng là người đứng sau ý tưởng rao bán bài báo của mình.

"Khi chứng kiến xu hướng này, tôi tự nghĩ: Tại sao những người nổi tiếng, vận động viên và nghệ sĩ có thể hưởng lợi (từ NFT - ND)? Tại sao một nhà báo lại không thể tham gia bữa tiệc NFT", Roose viết trong chuyên mục của mình. "Vì vậy, tôi quyết định biến bài báo này thành một NFT và bán nó trên thị trường mở".

Thông qua thương vụ đấu giá này, Kevin Roose muốn nhấn mạnh tới hiện tượng NFT trên mạng cũng như đặt câu hỏi liệu NFT có thể đóng góp gì cho tương lai của truyền thông kỹ thuật số.

“Tất nhiên, lợi ích lớn nhất của tất cả là sở hữu một phần lịch sử”, Roose viết. "Đây là bài báo đầu tiên trong lịch sử gần 170 năm của New York Times được phân phối dưới dạng NFT. Xu huowsnsg này có thể biến đổi cách hàng hóa kỹ thuật số được tạo ra, tiêu dùng và giao dịch trực tuyến".

Ngoài New York Times, các hãng thông tấn và trang tin nổi tiếng khác, bao gồm Quartz và Associated Press, đã thử nghiệm việc bán các sản phẩm dưới dạng NFT.

Theo Business Insider
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.