TP HCM giải đáp thắc mắc về tiêm vaccine cho trẻ em

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 29/10, tại chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời", Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM Phạm Khánh Phong Lan và Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng đã giải đáp trực tiếp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan tới chủ đề "Việc kiểm soát dịch và kinh doanh ăn uống tại chỗ - Những điều cần biết".
TP HCM giải đáp thắc mắc về tiêm vaccine cho trẻ em

Trả lời thắc mắc về bộ tiêu chí không cho bán rượu bia tại chỗ vì sợ tụ tập đông, bà Phạm Khánh Phong Lan cho rằng người dân không nên chủ quan dù được phép bán tại chỗ vì vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là uống rượu bia khi giao lưu gặp gỡ.

Dù thí điểm tại quận 7 và thành phố Thủ Đức nhưng TP HCM vẫn mong số ca nhiễm mới và số ca tử vong giảm dần.

"Một điều mà thành phố lo lắng đó là các quận khác đổ về các quận thí điểm ăn uống. Vì vậy, mỗi người dân phải nhất quán trong bảo vệ sức khỏe của mình, đừng vì sự chủ quan mà ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch mà Thành phố đã đạt được trong thời gian qua", bà Phạm Khánh Phong Lan nói.

Trước thắc mắc nhà hàng khách sạn có được phép phục vụ ăn uống, rượu bia cho khách đến lưu trú, đại diện Sở Y tế cho rằng nhà hàng tại cơ sở lưu trú du lịch được áp dụng không có ràng buộc về rượu bia và có giờ mở cửa như các quán ăn bình thường vì họ có chủ ý phục vụ du lịch.

Ngoài khách của khách sạn, các cơ sở đó vẫn có thể đón khách bên ngoài, đồng thời thực hiện quét mã, khai báo y tế.

"Tuy nhiên, đối với những điểm bán tự phát, bán qua mạng, gây mất an toàn thực phẩm, tới đây Thành phố sẽ siết lại. Bên cạnh đó, nếu người dân phát hiện cơ sở nào không đảm bảo an toàn thực phẩm thì báo cho cơ quan chức năng đến xử lý", bà Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.

Liên quan đến việc tiêm vaccine cho trẻ em, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết, hiện còn 3 ngày nữa để tiêm đại trà và 2 ngày tiêm vét.

Thống kê sơ bộ có 780.000 trẻ em ở TP HCM, chủ yếu là trẻ đi học ở các trường phổ thông sẽ được tiêm vaccine. Việc tiêm sẽ thông qua 2 khu vực, đó là học sinh nào đi học thì sẽ tiêm tại trường đang học hoặc trường tập trung thuận tiện đi lại. Còn với học sinh không đi học thì tiêm ở cộng đồng như trạm y tế, bệnh viện.

"Riêng trẻ em có bệnh nền thì cần vào các bệnh viện quận, huyện để tiêm vaccine. Ngoài ra, đợt này cũng tiêm cho trẻ em đang điều trị ở bệnh viện chuyên khoa nhi nếu qua khám sàng lọc đủ điều kiện, kể cả trẻ ở tỉnh về Thành phố Hồ Chí Minh điều trị tại bệnh viện. Trẻ em ở tỉnh lên tạm trú tại TP HCM cũng được tiêm vaccine nếu đủ tuổi", ông Nguyễn Hữu Hưng nói.

Trả lời về thắc mắc về thời điểm tiêm vaccine cho học sinh dưới 12 tuổi và tiêm mũi 2 cho trẻ em, theo ông Hưng, hiện Bộ Y tế có kế hoạch nhưng phải đến năm sau mới có thể tiêm vaccine cho lứa học sinh dưới 12 tuổi.

Còn khoảng cách 2 mũi sẽ tùy vào loại vaccine, có hai loại Pfizer và Moderna được duyệt, nhưng hiện tại chỉ có Pfizer và khoảng cách từ 3-4 tuần sau sẽ tiêm mũi 2. Trẻ em có vấn đề về sức khoẻ như bệnh bẩm sinh, bệnh nền (béo phì, tăng huyết áp, ung thư...) khi nhận được thư mời tiêm có thể đến điểm tiêm bình thường, trừ nghi ngờ mắc COVID-19.

Theo đó, khi trẻ em đến điểm tiêm sẽ có đội ngũ khám sàng lọc, trường hợp cần hoãn tiêm sẽ có thời gian hẹn khám cụ thể.

Giải đáp về phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine đối với trẻ em, ông Nguyễn Hữu Hưng lý giải, tỉ lệ phản ứng của vaccine Pfizer "rất thấp", nhưng sau khi tiêm, cần giữ các em ở lại điểm tiêm tối thiểu 30 phút.

Theo đó, các phụ huynh phải theo dõi các em trong vòng 28 ngày, đặc biệt là 7 ngày đầu, quan trọng nhất là 3 ngày đầu tiên theo dõi 24/24 giờ; hạn chế cho các em vận động mạnh trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, nếu trẻ em xuất hiện triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, sốt cao... phụ huynh cần báo vào số điện thoại được cung cấp khi tiêm để nhân viên y tế tư vấn, xử lý hoặc đưa đến các cơ sở y tế gần nhất.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.