TP HCM thí điểm dạy học trực tiếp từ ngày 13/12

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo đó, Thành phố sẽ thí điểm dạy học trực tiếp ở một số khối lớp, sau đó, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi tổ chức dạy học trực tiếp đại trà.
TP HCM thí điểm dạy học trực tiếp từ ngày 13/12

Cụ thể, Thành phố thí điểm dạy học trực tiếp trong 2 tuần từ ngày 13-25/12 cho tất cả học sinh lớp 1, 9 và 12; trẻ mẫu giáo 5 tuổi học từ tuần thứ 2. Riêng tại huyện Cần Giờ, các Trường Mầm non Thạnh An, Tiểu học Thạnh An, Trung học Cơ sở -Trung học Phổ thông Thạnh An học trực tiếp ở tất cả các khối lớp từ ngày 13/12.

Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ tổ chức thí điểm dạy học trực tiếp và tình hình dịch COVID-19, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế phối hợp tham mưu UBND Thành phố xem xét, quyết định việc tiếp tục mở rộng dần đối tượng hoặc tổ chức dạy học trực tiếp toàn Thành phố từ ngày 3/1/2022.

Trước khi học sinh đến trường học trực tiếp, các cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh, triển khai những vấn đề cần lưu ý trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, tổ chức cho các em học tại trường, trước ngày 5/12. Cùng với đó, các cơ sở giáo dục tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về phòng, chống dịch trong tình hình mới, hướng dẫn công tác an toàn cho học sinh khi trở lại trường học trực tiếp...

Theo kế hoạch này, UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện sẽ quyết định việc tổ chức dạy học trực tiếp, chuyển trạng thái hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn, theo nguyên tắc: Cơ sở giáo dục bậc Trung học Phổ thông hoạt động theo cấp độ dịch của Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ sở giáo dục còn lại hoạt động theo cấp độ dịch của thành phố Thủ Đức, quận, huyện.

Các cơ sở giáo dục chuyển trạng thái tổ chức dạy học theo cấp độ dịch được UBND Thành phố Hồ Chí Minh công bố vào sáng thứ Hai hàng tuần. Những trường có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống COVID-19 sẽ ưu tiên tổ chức dạy học trực tiếp trước. Học sinh, giáo viên đến từ "vùng đỏ" phải xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Theo UBND Thành phố, việc tận dụng tối đa khoảng thời gian học tập trực tiếp ở những địa phương, cơ sở giáo dục đủ điều kiện về an toàn phòng, chống dịch nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, giúp ổn định xã hội. Việc tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp phải đảm bảo an toàn, phù hợp tình hình dịch COVID-19.

Các cơ sở giáo dục xây dựng và hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch trước ngày 3/12. Trước khi mở cửa trường, các cơ sở giáo dục phải được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của thành phố Thủ Đức, các quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng, chống dịch khi dạy học trực tiếp.

Trước đó, từ ngày 20/10, Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm cho học sinh một số khối lớp ở Trường Tiểu học Thạnh An và Trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Thạnh An (xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ) học trực tiếp tại trường.

Đánh giá về kết quả sau thời gian tổ chức thí điểm, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tâm lý học sinh và giáo viên đều tốt, từ đó kết quả học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên tốt hơn. Trên cơ sở Bộ tiêu chí an toàn trường học được thành phố ban hành, các trường đã xây dựng phương án thích ứng an toàn cho trường học. Các trường thích ứng được với việc chuyển trạng thái dạy học tập trực tiếp qua trực tuyến đối với những trường hợp F0, F1.

Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.