TP.HCM: Cửa hàng H&M đìu hiu trước làn sóng tẩy chay của người Việt

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Tình hình kinh doanh của các cửa hàng thời trang H&M tại TP.HCM khá đìu hiu, vắng vẻ trước làn sóng tẩy chay mạnh mẽ của người Việt, sau nghi vấn thương hiệu này chấp nhận đăng bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc.

Cửa hàng H&M đìu hiu trước làn sóng tẩy chay của người Việt
Cửa hàng H&M đìu hiu trước làn sóng tẩy chay của người Việt

Khoảng 11 giờ trưa 5/4/2021, cửa hàng H&M ở trung tâm TP.HCM khá vắng vẻ. Từ sảnh thời trang nữ dưới tầng một đến khu dành cho nam giới và trẻ ở lầu hai chỉ khoảng 15 khách hàng qua lại, đa phần là phái đẹp.

Một số người chỉ ghé ngang tham quan, nhìn ngắm các mẫu quần áo, giày dép mới rồi di chuyển đến thương hiệu khác. Số ít còn lại quyết định rút hầu bao mua sắm nhưng nhiều hơn cả là người nước ngoài.

Cửa hàng H&M ở TP.HCM khá vắng vẻ

Khi được hỏi về nghi vấn H&M chấp nhận đăng bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, nhiều người cho biết chưa nắm được thông tin này. Một vài người nói rằng đã thấy báo chí đăng tải nhưng không rõ thế nào.

Thông tin H&M chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc đăng tải lại bản đồ, trong đó có các khu vực nhạy cảm xuất hiện ngày 2/4, khi Cục Quy hoạch và Tài nguyên Thiên nhiên TP.Thượng Hải phát hiện "bản đồ Trung Quốc có vấn đề" trên website của H&M. Sau đó, cơ quan này đã yêu cầu và H&M chấp nhận chỉnh sửa.

TP.HCM: Cửa hàng H&M đìu hiu trước làn sóng tẩy chay của người Việt ảnh 1

Cửa hàng H&M ở trung tâm TP.HCM trưa 5/4 khá vắng vẻ.

TP.HCM: Cửa hàng H&M đìu hiu trước làn sóng tẩy chay của người Việt ảnh 2

Nhiều người kêu gọi tẩy chay thương hiệu này để bảo vệ chủ quyền thổ.

Việc này xảy ra giữa bối cảnh H&M đứng trước sức ép bị đất nước tỷ dân tẩy chay sau những căng thẳng liên quan đến vấn đề nhân quyền tại khu tự trị Tân Cương.

Ngày 3/4/2021, người dùng mạng xã hội tại Việt Nam "dậy sóng" trước thông tin này. Nhiều người có uy tín đồng loạt kêu gọi tẩy chay H&M để thể hiện lòng yêu nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Lời kêu gọi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.

Hiện tại, H&M Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về việc này.

TP.HCM: Cửa hàng H&M đìu hiu trước làn sóng tẩy chay của người Việt ảnh 3

Khu vực dành cho nam chỉ lác đác vài khách hàng sau lời kêu gọi tẩy chay H&M.

TP.HCM: Cửa hàng H&M đìu hiu trước làn sóng tẩy chay của người Việt ảnh 4
Khu thời trang nữ vắng vẻ lạ thường.

H&M là thương hiệu thời trang của Thuỵ Điển, gia nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2017. Hiện tại, H&M Việt Nam có 12 cửa hàng gồm: 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TP.HCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.

Đây không phải là lần đầu thương hiệu này dính vào lùm xùm. Vào năm 2018, H&M đã phải đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Nam Phi trước làn sóng biểu tình phản đối nhằm vào một bức ảnh quảng cáo bị cho là phân biệt chủng tộc của hãng này.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.