TP.HCM sẽ di dời hàng loạt điểm khai thác nước thô để tránh ô nhiễm

0:00 / 0:00
0:00
Nhằm hạn chế ô nhiễm nước thô và nhiễm mặn, TP.HCM lên kế hoạch di dời hàng loạt nhà máy cấp nước thô về phía thượng nguồn các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
Sông Sài Gòn đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi đô thị hóa và biến đổi khí hậu.
Sông Sài Gòn đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi đô thị hóa và biến đổi khí hậu.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký văn bản Quyết định phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước thành phố giai đoạn 2020-2050, cùng Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm TP.HCM giai đoạn 2020-2030.

UBND TP.HCM nhận định nguồn nước thô hiện nay đang có xu hướng bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Đồng thời, việc khai thác gặp bất lợi do phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng nước thải của các tỉnh, thành trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Do đó, định hướng phát triển hệ thống cấp nước của TP giai đoạn 2020-2050 là di dời dần điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Trong tương lai, các nhà máy nước hiện hữu và nhà máy mới sẽ được cung cấp nước thô trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.

Các nhà máy nước dự kiến được xây từ 2 hướng đông và tây của TP. Nhà máy nước Đông thành phố có công suất 500.000 m3/ngày và đêm, sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai, hồ Trị An. Nhà máy dự kiến hoạt động năm 2040, vị trí đặt tại TP Thủ Đức.

Nhà máy nước Tây thành phố sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng với công suất 2 triệu m3/ngày và đêm (năm 2050). Vị trí đặt tại huyện Hóc Môc hoặc huyện Bình Chánh.

Về chương trình cấp nước sạch giai đoạn 2020-2030, TP sẽ di dời điểm khai thác nước thô hiện tại ở Hòa Phú (Củ Chi) lên phía thượng lưu. Cụ thể, vị trí mới cách trạm bơm Hòa Phú hiện hữu khoảng 15-20 km, cách ngã ba sông Thị Tính - sông Sài Gòn khoảng 10-15 km về thượng lưu.

Việc này nhằm hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp từ phía Bình Dương đổ vào sông Thị Tính.

Để giảm khai thác nước ngầm, TP sẽ tiến hành trám lấp giếng dưới đất đến năm 2025 và yêu cầu các đơn vị cấp nước ngừng khai thác nước ngầm ở nơi đã có mạng cấp nước. TP đặt mục tiêu đến năm 2025 vẫn duy trì tổng lượng khai thác nước dưới đất là 100.000 m3/ngày và đêm.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18/1. Sở Xây dựng là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND TP về tổ chức, triển khai đề án.

Hiện, 94% nguồn nước thô tại TP.HCM đến từ nước mặt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, chỉ còn 6% từ nguồn nước ngầm. Công suất phát nước thực tế trung bình năm 2019 là hơn 1,9 triệu m3/ngày, trong khi đó, tổng công suất cấp nước thiết kế là 2,4 triệu m3/ngày.

Theo Zing
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.