Trạm đổ bộ Ấn Độ chuẩn bị đáp xuống Mặt trăng

Trạm Vikram tách khỏi tàu vũ trụ Chandrayaan-2 lúc 14h45 chiều 2/9 (giờ Hà Nội), chuẩn bị hạ cánh xuống gần cực nam Mặt Trăng.
Trạm đổ bộ Vikram tách khỏi tàu vũ trụ Chandrayaan-2 hôm 2/9. (Ảnh: Space).
Trạm đổ bộ Vikram tách khỏi tàu vũ trụ Chandrayaan-2 hôm 2/9. (Ảnh: Space).

Tàu Chandrayaan-2 sẽ tiếp tục bay quanh Mặt Trăng khoảng một năm. Trong khi đó, Vikram dự kiến đáp xuống Mặt Trăng lúc 3h25 ngày 7/9 (giờ Hà Nội) với quá trình giảm dần năng lượng kéo dài 15 phút. Điểm hạ cánh là vùng đất bằng phẳng giữa hai hố trũng, gần cực nam nhất so với các tàu vũ trụ trước đó. Nếu thành công, sự kiện sẽ đánh dấu lần hạ cánh đầu tiên của Ấn Độ trên Mặt Trăng, đồng thời đưa Ấn Độ trở thành nước thứ 4 sau Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, làm được điều này.

"Mọi hệ thống của tàu Chandrayaan-2 và trạm đổ bộ đều hoạt động tốt", đại diện Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết. Cả hai đang bay đúng quỹ đạo của mình.

Tàu Chandrayaan-2 phóng lên không gian từ tháng 7 và tiến vào quỹ đạo Mặt Trăng hôm 20/8. Từ đó đến nay, chuyên viên kiểm soát tại ISRO đã thực hiện nhiều điều chỉnh nhằm đảm bảo con tàu đi đúng hướng. Chandrayaan-2 mang theo nhiều thiết bị khoa học, trong đó có hai camera và dụng cụ để xác định các nguyên tố của đất Mặt Trăng, tính toán lượng nước đóng băng, đo lượng tia X Mặt Trời phát ra.

Vikram sẽ hạ cánh vào đầu ngày để thu thập nhiều dữ liệu trước khi ban đêm lạnh giá ập xuống, buộc nó dừng hoạt động. Trạm đổ bộ được trang bị dụng cụ nghiên cứu tầng điện ly, nhiệt độ trên bề mặt Mặt Trăng và động đất. Vikram cũng mang theo thiết bị phản xạ laser để các nhà khoa học đo khoảng cách từ Trái Đất đến địa điểm cụ thể trên Mặt Trăng, kể cả khi trạm đổ bộ hết năng lượng. 

Xe thám hiểm Pragyan nặng 27 kg được đặt bên trong Vikram, sẽ ra ngoài sau khi trạm hạ cánh khoảng 4 tiếng. Chiếc xe mang theo các thiết bị giúp phân tích mẫu khoáng vật gần điểm tiếp đất.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.