Tranh cãi linh vật SEA Games 31 tại Việt Nam

Mẫu vẽ 3 linh vật cho SEA Games 31 là “Nghê cười”, Sao la và Hổ đã nhận được không ít "gạch đá" từ cộng đồng mạng.

Kể từ SEA Games 1989 tại Kuala Lumpur (Malaysia), mỗi kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á đều chọn một hình ảnh đại diện làm linh vật.

Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hóa của đất nước đăng cai SEA Games và tính chất thể thao thời kỳ đó. Thái Lan trong 3 lần đăng cai gần nhất đều lựa chọn hình tượng chú mèo, Singapore trong 2 lần đăng cai đều lựa chọn sư tử. Kỳ SEA Games gần nhất năm 2017, chủ nhà Malaysia đã lựa chọn hổ. Đây đều là những linh vật gắn với văn hoá và là biểu tượng đặc trưng của quốc gia.

Tranh cãi linh vật SEA Games 31 tại Việt Nam ảnh 1

3 mẫu vẽ linh vật SEA Games 31.

Việt Nam từng lựa chọn con trâu vàng làm linh vật cho kỳ SEA Games đầu tiên đăng cai năm 2003. Đây là biểu tượng đặc trưng, gần gũi và phổ biến với một đất nước có văn hoá nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Chính vì vậy, dư luận mong muốn tìm ra linh vật SEA Games 31 đẹp mắt, có ý nghĩa và gần gũi, xứng đáng là biểu tượng của một kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á.

Mới đây, Fanpage chính thức của cuộc thi Cuộc thi sáng tác biểu trưng, biểu tượng vui, khẩu hiệu và bài hát của SEA games 31 tại Việt Nam đã công bố 3 linh vật chính thức cho SEA Games 31: “Nghê cười”, Sao la và Hổ. Và ngày 30/10, Ban tổ chức sẽ công bố linh vật chính thức của kỳ SEA Games 31 được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2021. Tuy nhiên, sự xuất hiện của 3 mẫu linh vật này nhận được không ít "gạch đá" của cộng đồng mạng về thẩm mỹ và ý nghĩa gắn với văn hoá Việt Nam.

Sau đó, Ban tổ chức cuộc thi đã gỡ bỏ hình ảnh và đưa ra thông điệp rằng: "Ban tổ chức xin cảm ơn những lời nhận xét của mọi người về kết quả top 3 linh vật SEA Games 31. Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì cũng có không ít phản ứng trái chiều về kết quả này. Điều đó thể hiện sự quan tâm của mọi người đến linh vật SEA Games 31. Sau khi ban tổ chức truyền tải quan điểm của toàn dân đến ban giám khảo, hội đồng ban giám khảo đã quyết định sẽ làm việc nội bộ để chỉnh sửa, cải thiện độ thẩm mỹ của 3 bài thi Top 3. Điều quan trọng nhất lúc này vẫn là tìm ra được một linh vật cuối cùng có thể khiến cả dân tộc tự hào khi đưa nó đến với bạn bè Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới. Ban tổ chức sẽ cố gắng hết sức cùng mọi người đem đến SEA Games 31 với một linh vật không khiến cộng đồng phải thất vọng".

Nhìn vào 3 mẫu linh vật trên, xét ở khía cạnh mang tính biểu tượng cho văn hoá, con người Việt Nam thì chưa xứng đáng. Đấy là chưa nói, Sao la là con vật thuộc danh sách bảo tồn, không phổ biến. Nghê thuộc biểu tượng mang tính tâm linh...

Trước đó, bài thi linh vật SEA Games 31 được yêu thích nhất thuộc về tác giả Nguyễn Hoàng Trụ với hình ảnh chú chó Vàng. Tuy nhiên, mẫu linh vật này không lọt vào Top 3. Theo một lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao thì đây là linh vật khá nhạy cảm do nhiều người dân Việt Nam ăn thịt chó.

Nhiều chuyên gia đã bày tỏ ý kiến giữ biểu tượng con trâu nhưng cách điệu so với linh vật trâu vàng mà chúng ta từng sử dụng ở SEA Games 2003, điều mà Thái Lan và Singpore từng làm. Sự phản ứng của cộng đồng mạng thời điểm hiện tại là cần thiết. Bởi lẽ, biểu tượng SEA Games ở Việt Nam không nên trở thành hình ảnh lố bịch...

Theo CAND
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.
Kiến trúc độc đáo cũng là điểm thu hút ngôi chùa này.
Ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây
(Ngày Nay) - Chùa Ta Kúch Chắs hay còn gọi là chùa Trà Quýt cũ, tọa lạc ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được xem là ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây, với số lượng lên đến hơn 200 cây.