Trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 13/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021.
Trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2021

Qua 4 năm tổ chức, Giải đã khẳng định được vị trí, uy tín trong các giải thưởng báo chí trên toàn quốc bởi số lượng tác phẩm tham gia ngày càng nhiều, có chất lượng và sức lan tỏa. Năm nay, có hơn 700 tác phẩm ở cả 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình) gửi dự thi, với sự tham gia đông đảo của các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương.

Theo Hội đồng giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, chủ đề phong phú và đa dạng, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. Một số tác phẩm được trình bày hiện đại, công phu dưới dạng Mega Story, Emagazine. Hình ảnh giáo dục được phản ánh đều ở các vùng miền, thành phố, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Sau quá trình làm việc nghiêm túc, Hội đồng Chung khảo đã thống nhất chọn ra 62 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó, có 1 giải đặc biệt, 4 giải nhất, 8 giải nhì, 12 giải ba và 38 giải khuyến khích.

Giải Đặc biệt (lựa chọn từ 4 tác phẩm đạt giải Nhất) được trao cho tác phẩm “Đi về phía tâm dịch” của nhóm tác giả Báo Lao động.

Bốn tác phẩm đoạt giải Nhất gồm: Loạt bài “Luân chuyển giáo viên” của nhóm tác giả Nguyễn Thế Lượng, Nguyễn Thị Nhung, Ngô Sỹ Điền, Nguyễn Tiến Việt (Báo Giáo dục và Thời đại)” – loại hình báo in; tác phẩm “Đi về phía tâm dịch” của nhóm tác giả: Nguyễn Thị Huyên, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thảo Anh, Hồ Anh Tú, Nguyễn Văn Thắng (Báo Lao Động) – loại hình báo điện tử; tác phẩm “Lịch sử và câu chuyện của ngày hôm nay” của tác giả Nguyễn Văn Quang (Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng) – loại hình phát thanh; tác phẩm “Những bữa cơm hạnh phúc” của nhóm tác giả Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam.

Ban Tổ chức cũng chọn được 3 nhân vật ấn tượng gồm: Vợ chồng A Kâm - nhân vật trong tác phẩm “Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm”, báo Thanh Niên; cô giáo Trương Thị Nhượng - nhân vật trong loạt bài “Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ trên cao nguyên đá”, báo VietNamNet; ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - nhân vật trong tác phẩm "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học", báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm nay, chùm bài "Dạy và học tích hợp: Phải đào tạo đội ngũ giáo viên mới" của tác giả Phạm Mai, Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) được trao giải Nhì – loại hình báo điện tử.

Phát biểu tại Lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định: Thời gian qua, báo chí đã có nhiều hỗ trợ lớn lao, đồng hành với ngành Giáo dục trong sự nghiệp trồng người nói chung và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 nói riêng. Báo chí mang đến thông tin nhanh, cập nhật hàng ngày, hàng giờ; giúp cơ quan quản lý giáo dục các cấp xây dựng, ban hành các chính sách có tính thực tiễn cao. Đồng thời, báo chí theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách trong thực tế; ghi nhận phản biện xã hội về những chủ trương, quyết sách đã triển khai cũng như những tâm tư, nguyện vọng của người học và phụ huynh.

Báo chí cũng đã mang đến nhiều hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục, những tấm gương người tốt, việc tốt; tấm gương vượt khó; những hình ảnh đẹp về thầy cô và mái trường; những tấm lòng cao cả; những hy sinh thầm lặng của người thầy… vun đắp niềm tin của xã hội đối với giáo dục, cũng như giúp ngành Giáo dục có thêm nhiều động lực để vượt qua các khó khăn, thách thức; tự tin trên con đường đổi mới, phát triển giáo dục nước nhà.

Với Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”, Thứ trưởng vui mừng khi ở mùa giải thứ 4 tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; cả những cây bút chuyên và không chuyên.

Thứ trưởng đề nghị Ban Tổ chức giải tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới để việc tổ chức giải thưởng ngày càng theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, uy tín, có sức lan tỏa; ghi nhận và vinh danh xứng đáng nỗ lực tìm tòi, công sức, cống hiến của mỗi người làm báo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.

Tại Lễ trao giải, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chính thức phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2022.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.