Trẻ mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng những ngày gần đây, riêng ngày 21/4 có tới 2.474 ca mắc mới. Nhiều trường học cũng xuất hiện trở lại các ca bệnh COVID-19.
Trẻ mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại

Theo TS.BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai, các bậc phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ bình tĩnh và khoa học. COVID-19 thường lây qua đường hô hấp như chất tiết đường hô hấp, giọt bắn từ đường hô hấp. Bệnh thường nặng hơn ở những đối tượng trẻ có bệnh mạn tính, trẻ béo phì, trẻ sử dụng thuốc ảnh hưởng hệ miễn dịch, trẻ có bệnh hệ thống huyết học hay những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19… Biểu hiện bệnh COVID-19 ở trẻ em với các mức độ khác nhau, đa dạng, có thể giống triệu chứng bệnh khác (viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm dạ dày ruột...).

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ là sốt, ho, hụt hơi, đau cơ, sổ mũi, đau họng, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa lỏng, mất khứu giác hoặc vị giác (trẻ nhỏ có thể biểu hiện như là không thích hoặc từ chối thức ăn).

Chăm sóc trẻ nhiễm COVID 19 tốt nhất bằng cách: Trẻ mắc bệnh nên được ở khu vực riêng, không khí thoáng, nhiệt độ môi trường mát. Tiếp xúc trẻ nên sử dụng khẩu trang. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung hoa quả, tăng cường uống nước.

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ dùng thuốc Paracetamol 10-15mg/kg/lần khi sốt > 38,5oC hoặc khi đau rát họng nhiều, đau đầu; sau 4-6h sốt cao uống tiếp, ngày không quá 4 lần. Trong trường hợp ngạt tắc mũi, phụ huynh có thể vệ sinh mũi bằng dung dịch Natri Clorid 0,9%; ngạt mũi nhiều dùng Xylometazolin 0,05%. Triệu chứng ho có thể sử dụng thuốc thảo dược. Nếu trẻ có ỉa chảy, nôn, cha mẽ hãy sử dụng bù nước điện giải bằng dung dịch Oresol (chú ý pha đúng theo hướng dẫn). Người chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi các bệnh mạn tính (nếu có). Liên lạc với bác sĩ theo dõi để cập nhật diễn biến tình trạng sức khỏe trẻ, xử lý kịp thời.

TS.BS Nguyễn Thành Nam lưu ý, các dấu hiệu cần đưa trẻ đến khám ngay tại bệnh viện là trẻ khó thở (thở nhanh, thở ậm ạch, quấy khóc liên tục), trẻ nôn, ỉa lỏng nhiều, tiểu ít, sẫm màu; mệt lả; mắt trũng; trẻ đau đầu nhiều, uống Paracetamol thuyên giảm ít.

Để phòng ngừa mắc COVID-19 ở trẻ, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc người mắc hoặc có triệu chứng đường hô hấp, cho trẻ sử dụng khẩu trang nơi công cộng, đông người; tăng cường vận động ngoài môi trường thoáng, ngoài trời. Nhà ở của trẻ cần có thông khí tốt, đảm bảo vệ sinh cho trẻ, hướng dẫn trẻ vệ sinh bàn tay sạch sẽ thường xuyên. Tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ nước và tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 trong độ tuổi khuyến cáo.

Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển, điều kiện cần thiết để sự sống có thể tồn tại, tuy nhiên bề mặt của hành tinh này lại được bao phủ bởi đá magma nóng chảy.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
NASA lùi thời điểm dự kiến phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo thời điểm phóng tàu con thoi Starliner do Boeing chế tạo thực hiện chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên được lùi đến sớm nhất là ngày 17/5, do sự cố kỹ thuật liên quan van điều áp trên tên lửa đẩy.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bà H. với thời gian kéo dài gấp 4 lần so với cuộc phẫu thuật thông thường. Ảnh: BV
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
(Ngày Nay) -  Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đảm bảo điều kiện chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường về thi, tuyển sinh và đào tạo. Ảnh: CC
Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ nếu đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng, thì vẫn được sử dụng bình thường
(Ngày Nay) -  Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản tư liệu theo điều ước quốc tế
(Ngày Nay) - Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm kiến tạo hành lang pháp lý để gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản trở thành tài sản, coi đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.