Tri ân các thế hệ nghệ sỹ - chiến sỹ cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong những ngày cả nước sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023), triển lãm chuyên đề “Nghệ sỹ là chiến sỹ” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh và tri ân các thế hệ họa sỹ, những người đã sử dụng bút vẽ làm vũ khí, đem nhiệt huyết và cả sự hy sinh để cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân, góp phần làm giàu thêm các giá trị văn hóa Việt Nam.
Khách tham quan triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Khách tham quan triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Nghệ sỹ là chiến sỹ

Những ngày này, không gian trưng bày triển lãm “Nghệ sỹ là chiến sỹ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66, Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) thường xuyên đón khách ghé thăm. Công chúng và những người yêu mỹ thuật Việt và cả người thân của những họa sỹ có tranh trưng bày tại triển lãm đều hào hứng khi được đến đây để chiêm ngưỡng trực tiếp các tác phẩm mỹ thuật được sáng tác trong giai đoạn từ năm 1945 - 1954, trên chất liệu giấy của 30 tác giả thuộc các thế hệ hoạ sỹ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, trong đó có 22 họa sỹ Mỹ thuật Đông Dương.

Tự hào giới thiệu về tác phẩm của cha mình trưng bày tại triển lãm, họa sỹ Lê Trí Dũng, con trai họa sỹ Lê Quốc Lộc chia sẻ: “Đến triển lãm này, được ngắm tác phẩm của cha trưng bày tại đây, tôi như được thấy lại hình bóng cha mình, như đang đứng cạnh cha lúc ông còn sống. Đây đều là những tác phẩm hết sức tâm huyết của cha tôi. Sau này, có nhiều tác phẩm ký họa được ông triển khai thành những tác phẩm sơn mài khổ to và được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại”.

Đứng lặng hồi lâu trước bức ký họa “May áo” của họa sỹ Tô Ngọc Vân, anh Tô Ngọc Thảo, cháu nội của họa sỹ Tô Ngọc Vân cho biết, anh vô cùng xúc động khi được đến triển lãm, ngắm nhìn một trong những tác phẩm hội họa cuối cùng của ông nội anh vẽ trước lúc hy sinh.

“Tôi sinh ra khi ông nội tôi đã hy sinh, nên chưa từng được gặp ông. Hôm nay được đến đây ngắm nhìn bức tranh di vật của ông, tôi vô cùng xúc động và cảm thấy ông đang rất gần mình. Ông nội chính là niềm tự hào của gia đình tôi, đồng thời là động lực để tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”, anh Tô Ngọc Thảo xúc động bày tỏ.

Dừng trước bộ tranh địch vận của họa sỹ Lương Xuân Nhị - một trong những tác phẩm kinh điển của thể loại tranh cổ động độc đáo của Mỹ thuật Việt Nam, chị Thu Hiền, một người yêu hội họa đến từ quận Cầu Giấy chia sẻ: "Tôi đặc biệt ấn tượng với bộ tranh này của họa sỹ Lương Xuân Nhị. Những bức tranh tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa sâu sắc đối với người xem".

Quả thực, chiêm ngưỡng bộ 4 tác phẩm của họa sỹ Lương Xuân Nhị, hầu hết người xem đều cảm thấy ấn tượng, bởi những hình ảnh trong tranh đã đánh trúng tâm lý của những người lính lê dương và lính Pháp. Trong đó có tác phẩm tác “Vì sao và vì ai” họa sỹ vẽ một người lính Pháp đội mũ sắt, quỳ xuống giơ hai tay lên đã tạo ấn tượng thị giác rất mạnh cho người xem. Tác phẩm dường như đặt ra một câu hỏi và ngầm mang ý phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp tại Việt Nam.

Họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, cháu ruột họa sỹ Lương Xuân Nhị cho biết, họa sỹ Lương Xuân Nhị thuộc “thế hệ vàng” của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nổi tiếng với các tác phẩm hội họa chất liệu sơn dầu và lụa. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946, ông ra chiến khu và nhận nhiệm vụ đặc biệt là vẽ tranh địch vận. Có thể nói, cuộc đời ông gắn bó với sứ mệnh người nghệ sỹ - chiến sỹ. Với nét bút tài hoa, ngôn ngữ cô đọng nhất, chính xác nhất, những tờ truyền đơn của họa sỹ Lương Xuân Nhị đã góp phần không nhỏ trong việc lung lạc ý chí và tinh thần những người lính Pháp khi đó. Cả trong kháng chiến chống Mỹ sau này, những tác phẩm của ông cũng lay động những người lính Mỹ ở chiến trường miền Nam…

Bên cạnh đó, rất nhiều tác phẩm mỹ thuật của các họa sỹ nổi tiếng giai đoạn 1945 - 1954 trưng bày tại triển lãm tạo ấn tượng với người xem như tác phẩm: “Dao găm rèn cho du kích” (1945, Nguyễn Hiêm), “Đoàn kết chống xâm lăng” (1947, Văn Giáo), “Du kích Bến Tre” (1948, Diệp Minh Châu), “Dân công kháng chiến” (1948, Lê Quốc Lộc), “Bộ đội nghỉ trong hang” (1951, Tô Ngọc Vân), “Tay bừa tay súng” (1954, Huỳnh Văn Thuận), “Đi cấy” (1954, Nguyễn Văn Tỵ), “Bộ đội và thiếu nhi” (1950, Nguyễn Thị Kim), “Lớp học bình dân làng Bền” (1948, Trần Văn Cẩn)… Bằng các kỹ thuật ký hoạ chì, mực, vẽ màu nước, bột màu, in…, các họa sỹ đã kịp thời ghi lại những khoảnh khắc của lịch sử, những hình ảnh chân thực, giàu cảm xúc về cuộc kháng chiến, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu, thi đua tăng gia sản xuất, truyền thống hiếu học của quân dân cả nước.

Tri ân các thế hệ họa sỹ

Họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, chia sẻ, ông vô cùng xúc động khi đến triển lãm, ngắm các tác phẩm của các họa sỹ thế hệ tiền bối. Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm đã cho thấy những năm tháng đầu tiên, đẹp đẽ nhất trong nghệ thuật tạo hình cách mạng Việt Nam.

Theo họa sỹ Lương Xuân Đoàn, ngay sau năm 1945, các nghệ sỹ nói chung, họa sỹ nói riêng đã từ bỏ cuộc sống phồn hoa, bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc với tâm thế sẵn sàng phục vụ cách mạng. Sự có mặt của các họa sỹ “thế hệ vàng” của Mỹ thuật Đông Dương, các họa sỹ kháng chiến ở các chiến khu, tại các vùng tự do hay hậu cứ thời kháng chiến chống Pháp… đã để lại dấu ấn đặc biệt bằng những nét vẽ, những tác phẩm về kháng chiến bằng tất cả những chất liệu có thể có được. Khi nhìn lại những nét vẽ được “hóa thạch” trên những trang giấy bé nhỏ của các họa sỹ, người xem cảm nhận được sự lựa chọn, tình cảm của người nghệ sỹ dành cho kháng chiến, những vẻ đẹp mới của người Việt Nam, từ người chiến sỹ, nông dân, dân công, xung phong ra tiền tuyến…

Họa sỹ Lương Xuân Đoàn cho rằng, nền hội họa cách mạng Việt Nam đã hình thành từ những họa sỹ của “thế hệ vàng” này, trong đó, danh họa Tô Ngọc Vân là người chiến sỹ đầu tiên của dân tộc Việt Nam nằm xuống trên chiến trường Điện Biên Phủ. Sự hy sinh ấy, sự tận tụy hiến dâng ấy của thế hệ nghệ sỹ đầu tiên của nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam là bài học quý giá cho thế hệ hôm nay.

Họa sỹ Lương Xuân Đoàn khẳng định, 80 năm kể từ khi “Đề cương về văn hóa Việt Nam” ra đời, đến hôm nay giá trị cốt lõi của bản Đề cương với ba nguyên tắc “Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa” vẫn còn nguyên vẹn, như một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong sự phát triển ngày càng đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh, đơn vị tổ chức triển lãm nhấn mạnh: Đề cương về Văn hoá Việt Nam năm 1943 với phương châm chiến lược "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng" đã thu hút, tập hợp được đông đảo trí thức, văn nghệ sỹ, trong đó có họa sỹ. Để hưởng ứng Đề cương về văn hóa của Đảng, các văn nghệ sỹ đã chuyển biến tích cực về nhận thức tư tưởng. Họ rời xa cuộc sống chốn phồn hoa đô thị để tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, dũng cảm nhận trách nhiệm xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. Từ mọi miền đất nước, các nghệ sỹ đã đi theo cách mạng, tắm mình trong thực tiễn, trực tiếp cầm bút và cầm súng chiến đấu; người nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng: họ vẽ tranh, tổ chức triển lãm, làm báo, tuyên truyền, dạy mỹ thuật, hay trực tiếp tham gia chiến đấu; lấy nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân làm niềm cảm hứng, làm đề tài sáng tác.

“80 năm đã trôi qua nhưng những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc. Triển lãm “Nghệ sỹ là chiến sỹ” chính là dịp để chúng ta tôn vinh và tri ân các thế hệ họa sỹ, những người đã sử dụng bút vẽ làm vũ khí, đem nhiệt huyết và cả sự hy sinh để cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân, góp phần làm giàu thêm các giá trị văn hoá Việt Nam”, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh khẳng định.

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.