Giải quyết những thách thức chính của thời đại từ chủ đề Phụ nữ trong Nghệ thuật kỹ thuật số, Trí tuệ nhân tạo, Tự do nghệ thuật và Xã hội dân sự với tư cách là nhân tố chính tạo ra thay đổi, các cuộc thảo luận của Kiến tạo 2030 có sự tham gia của các quan chức chính phủ, nghệ sĩ, chuyên gia văn hóa và các nhà hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới. Những khách mời này chính là những người thiết lập chính sách và các chương trình hành động trong tương lai cho các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo.
Công ước 2005 đưa ra một chương trình nghị sự toàn cầu về đổi mới và sáng tạo. Công ước này đặt ra các nguyên tắc và quyền lợi, nhằm định hướng cho các chính sách vì sự phát triển bền vững.
Cuộc tranh luận về trí tuệ nhân tạo (AI) và cách AI sẽ ảnh hưởng đến tương lai của lĩnh vực sáng tạo, đưa ra những thách thức về bản quyền, công việc sáng tạo và thù lao dành cho giới nghệ sĩ. Môi trường mới và đang phát triển của nền sáng tạo tự động - của máy móc và thuật toán trong quy trình sản xuất tranh, nhạc và truyện - cùng sự gia nhập của các sản phẩm đó vào thị trường, đã đòi hỏi việc xuất hiện những khung pháp lý mới phù hợp hơn.
Sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong lĩnh vực sáng tạo cũng là một chủ đề tranh luận. Các mối đe dọa đối với các nghệ sĩ, kiểm duyệt, bao gồm tự kiểm duyệt, và hậu quả tác động tiêu cực đến sáng tạo, biểu hiện và sinh kế, đã được đưa ra bàn thảo luận với các ví dụ cụ thể.
Những người tham gia thảo luận kêu gọi tìm kiếm các biện pháp cụ thể để tăng cường điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tự do nghệ thuật của các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ nữ.
Trao quyền cho phụ nữ trong nghệ thuật kỹ thuật số là một ưu tiên khác cho các cuộc đối thoại trong Kiến tạo 2030. Bốn phụ nữ trẻ đến từ Mexico, Palestine, Sénégal và Tajikistan, có các dự án được chọn để tài trợ theo chương trình Sáng kiến UNESCO - Sabrina Ho. Việc tài trợ này mang đến một thông điệp mạnh mẽ để cho phụ nữ trẻ cơ hội phát triển kỹ năng và các cơ hội khởi nghiệp trong các ngành công nghiệp kỹ thuật số sáng tạo.
Một lộ trình tiên phong đã được thông qua để vạch ra việc thực hiện các chính sách và biện pháp hỗ trợ các ngành công nghiệp sáng tạo trong môi trường kỹ thuật số và chương trình hợp tác mới của UNESCO và Liên minh châu Âu, nhằm hỗ trợ môi trường pháp lý cho các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo ở các nước đang phát triển (các bên tham gia Công ước).
Tám dự án được hỗ trợ bởi Quỹ Đa dạng Văn hóa Quốc tế (IFCD). Là một phần của Công ước 2005, Quỹ này được thành lập để hỗ trợ sự phát triển của các lĩnh vực sáng tạo năng động và đã cung cấp hơn 7 triệu đô la tài trợ cho 105 dự án ở 57 quốc gia đang phát triển.
Trao quyền cho phụ nữ trong nghệ thuật kỹ thuật số là một ưu tiên khác cho các cuộc đối thoại trong Kiến tạo 2030. Bốn phụ nữ trẻ đến từ Mexico, Palestine, Sénégal và Tajikistan, có các dự án được chọn để tài trợ theo chương trình Sáng kiến UNESCO - Sabrina Ho. Việc tài trợ này mang đến một thông điệp mạnh mẽ để cho phụ nữ trẻ cơ hội phát triển kỹ năng và các cơ hội khởi nghiệp trong các ngành công nghiệp kỹ thuật số sáng tạo.