Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần 3: 'Chiến thắng' của nghệ thuật trong bối cảnh đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
 Là sự kiện văn hóa nghệ thuật ý nghĩa trong năm 2020, cuộc thi và triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần 3 được Bộ VHTTDL phối hợp với ĐSQ Việt Nam tại các nước ASEAN, ĐSQ các nước ASEAN tại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao, các đơn vị tổ chức Mỹ thuật của các nước ASEAN và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Tác phẩm đoạt giải Nhì của Việt Nam
Tác phẩm đoạt giải Nhì của Việt Nam

Sự kiện được tổ chức 4 năm một lần, nhằm góp phần mở rộng quan hệ giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế, thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước ASEAN, được khai mạc ngày 6.11 tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA, Hà Nội).

Bức tranh cuộc sống đương đại ASEAN

Theo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL), tại cuộc thi sáng tác tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 3, đề tài, nội dung sáng tác về cuộc sống, con người, phong cảnh thiên nhiên, đất nước hòa bình, đoàn kết, hợp tác, hữu nghị và những vấn đề của cuộc sống đương đại của các nước ASEAN cùng được quan tâm chia sẻ. Đây là những tác phẩm được sáng tác từ 2017 - 2020, với sự tham gia của các tác giả có quốc tịch thuộc khối ASEAN.

BTC đã nhận được 345 tác phẩm của 182 tác giả đến từ 10 quốc gia ASEAN gửi tham dự. HĐNT đã lựa chọn 117 tác phẩm của 84 tác giả, gồm các thể loại tranh in: tranh in nổi (khắc gỗ, khắc cao su, khắc bìa và các kỹ thuật in nổi khác); tranh in lõm (khắc kim loại, khắc mica, khắc trên phim, khắc lõm cảm quang); tranh in phẳng (in đá, litho trên kim loại, litho trên gỗ); tranh in xuyên (in lưới, in trổ khuôn); tranh in độc bản (collagraph); tranh in các kỹ thuật khác: cyanotype (blue print), gumprint, tranh in kỹ thuật số; tranh in đa chiều (sắp đặt tranh in, book art tranh in, tranh in nhiều lớp). HĐNT đánh giá, thông qua các sáng tác, các nghệ sĩ ASEAN mong muốn mang lại sự mới mẻ, thú vị trong từng tác phẩm, kích thích thị giác của người xem với những biểu đạt tinh tế do kỹ thuật in mang lại. HĐNT gồm các nhà chuyên môn của Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản đã chấm chọn được 11 tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng, bao gồm: 01 giải Nhất (tác phẩm của họa sĩ Thái Lan), 02 giải Nhì (tác phẩm của các họa sĩ Thái Lan và Việt Nam), 03 giải Ba (tác phẩm của các họa sĩ Philippines, Thái Lan và Việt Nam) và 5 giải Khuyến khích.

Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần 3: 'Chiến thắng' của nghệ thuật trong bối cảnh đại dịch ảnh 1

 Tác phẩm đoạt giải Nhất của Thái Lan

Đây là dịp để họa sĩ Việt Nam và các nước ASEAN giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm mới trong sáng tác, giới thiệu tác phẩm về đất nước, con người mỗi nước cùng những vấn đề mà các nước ASEAN quan tâm. Triển lãm cũng là cơ hội để công chúng Việt Nam tiếp xúc và thưởng thức những tác phẩm đồ họa chọn lọc của các nước ASEAN; đồng thời là dịp để Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng.

Nghệ sĩ thị giác Vũ Bạch Liên, Ủy viên HĐNT cho rằng, qua các kỳ triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN, xu hướng phát triển về chất lượng nghệ thuật cũng như sự giao thoa văn hóa và kỹ năng kết hợp các hình thức thể hiện tác phẩm của các nghệ sĩ trong khu vực ngày càng độc đáo và đa dạng, dù vậy họ vẫn giữ được sự nhận diện cá nhân và bản sắc văn hóa dân tộc tương đối cao. Các tác phẩm trong triển lãm phản ánh những mâu thuẫn cá nhân trước bối cảnh xã hội hiện đại, người nghệ sĩ biểu đạt trách nhiệm với thế giới xung quanh và gửi gắm những khát vọng về tương lai tốt đẹp hơn.

Nghệ thuật tranh in trong bối cảnh Covid-19

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch HĐNT nhận định, đến lần thứ ba, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước chủ nhà can đảm kết nối và đăng cai Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN năm 2020. Đồ họa đương đại ở bất kỳ quốc gia nào trong khu vực cũng đang đứng trước những thách thức mới khi thế giới đang phẳng và văn hóa đang toàn cầu. Công nghệ và kỹ thuật số là tiếng gọi bí ẩn đầy quyền năng trong Thế kỷ của châu Á và phương Đông huyền hoặc. Thông qua triển lãm, công chúng không chỉ có cơ hội tiếp xúc và thưởng thức những tác phẩm đồ họa chọn lọc của các nước ASEAN mà còn là dịp để đặt ra câu hỏi: Đồ họa Việt đương đại đi về đâu trước muôn nẻo rẽ, khúc quanh để ngỏ…?

Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần 3: 'Chiến thắng' của nghệ thuật trong bối cảnh đại dịch ảnh 2

 Giải Ba của Philippines

Phó Chủ tịch HĐNT, PGS.TS. họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương (Trưởng khoa Đồ họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) cho rằng, Cuộc thi và Triển lãm là một điều kỳ diệu, một chiến thắng lớn của nghệ thuật tranh in trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Điều đó cho thấy lợi thế và giá trị của tranh in đối với việc giao lưu nghệ thuật trong thế giới ngày nay. So với hai lần tổ chức trước đây, sự mới mẻ của sự kiện lần này nằm ở hình thức tranh in đa chiều qua một số mở rộng thú vị về điểm tiếp xúc của người xem với tác phẩm. Nhà phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng nhìn nhận, dịch Covid-19 khiến cho số lượng, chất lượng các tác phẩm Đồ họa quốc tế năm nay có phần không phản ánh đúng thực tế của nghệ thuật. Sáng tác dựa trên công nghệ và kỹ thuật số hiện vẫn chưa chính thức được tìm hiểu sâu ở nước ta, mà chỉ được đánh giá ở phương diện Thiết kế Đồ họa nói chung. Đáng chú ý, theo ông Phan Cẩm Thượng, sáng tác của họa sĩ Việt Nam còn nghèo nàn về cả kỹ thuật và nội dung, hình thức tác phẩm. Đây là điều đáng báo động, khi Đồ họa sáng tác rất ít được các nghệ sĩ trẻ chú trọng.

Ủy viên HĐNT đến từ Nhật Bản, GS Takeshi Hara, giảng viên Khoa Sơn dầu và Tranh in, Trường Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Tokyo bày tỏ ngạc nhiên bởi sự đa dạng của những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nhiều kỹ thuật và cách thức biểu đạt. Ông chia sẻ cảm thấy thích thú những kỹ thuật tinh tế, tham vọng đối với các tác phẩm của những người nghệ sĩ.

Theo GS Pongdej Chaiyakut, giảng viên Khoa Mỹ thuật, Trường Đại học Chiang Mai, Thái Lan, Ủy viên HĐNT, năm 2020 đã chứng kiến một đại dịch toàn cầu, tuy nhiên Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN 2020 vẫn được diễn ra. Điều này minh chứng rằng BTC cùng các nghệ sĩ đã rất mạnh mẽ và có một sự gắn kết lớn với nghệ thuật. “ Cuộc thi này đã được mở rộng với sự tham gia của nhiều quốc gia hơn. Hi vọng rằng cuộc thi Nghệ thuật đồ họa Việt Nam ASEAN sẽ trở thành một tiêu chuẩn của ngành Tranh in và là một hoạt động thường xuyên của Nghệ thuật đồ họa ASEAN...”, GS Pongdej Chaiyakut nhận định.

Theo Báo Văn hóa
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?