Nhận xét của bà Kim Yo Jong được đưa ra sau khi Thủ tướng Kishida cuối tuần trước cho biết chính quyền Tokyo đã có những nỗ lực "cụ thể và khác nhau" để thực hiện một hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nhằm giải quyết vấn đề bắt cóc kéo dài.
Theo tuyên bố của bà Kim, vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980 đã được giải quyết và không có lý do gì để hai nước không trở nên thân thiết hơn, đồng thời cho rằng một chính trị gia có "sự khôn ngoan và sáng suốt chiến lược" nhìn về tương lai hơn là quá khứ có thể tận dụng cơ hội.
Tuy nhiên, bà Kim Yo Jong cho biết giới lãnh đạo tại Bình Nhưỡng cho đến nay không quan tâm đến việc xây dựng quan hệ với Tokyo.
Ông Koizumi Junichiro là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tới thăm Bình Nhưỡng vào năm 2002. Ông Koizumi đã thăm lại Triều Tiên vào năm 2004 và nỗ lực đưa 5 người công dân Nhật Bản hồi hương.
Nhật Bản và Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao, nhưng ông Koizumi đã ký tuyên bố lịch sử với nhà lãnh đạo Kim Jong Il, cha của ông Kim Jong Un, vào ngày 17/9/2002.
Theo Tuyên bố Bình Nhưỡng, hai nước đã đồng ý thực hiện "mọi nỗ lực có thể để sớm bình thường hóa quan hệ" và Nhật Bản cam kết mở rộng hợp tác kinh tế với Triều Tiên một khi quan hệ được bình thường hóa.
Ông Koizumi cũng thông báo lời xin lỗi chính thức của Triều Tiên về các vụ bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ. Chính quyền Tokyo đang cách để phía Bình Nhưỡng trao trả 12 công dân hiện đang bị giam giữ tại Triều Tiên.
Vào ngày 28/5 năm 2023, Thủ tướng Nhật Bản Kishida từng bày tỏ nguyện vọng sẵn sàng gặp mặt ông Kim Jong Un.
“Tôi quyết tâm đích thân đối mặt trực tiếp với Kim Jong Un mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào", ông Kishida tuyên bố.